Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tranh Cà Phê


TRANH TỪ TRIỆU HẠT CÀ PHÊ
Saimir Stari, nghệ sĩ nổi tiếng người Albani, đã vẽ nên một bức tranh lớn với chất liệu độc đáo: hàng triệu hạt cà phê.
Bức tranh với tiêu đề “một thế giới, một gia đình, một cà phê”, với nội dung là 5 nhân vật, đại diện cho 5 châu lục khác nhau, với mục đích kêu gọi sự gắn kết và hòa bình trên toàn thế giới. Bức tranh được thực hiện ở thành phố Tirana, Albani.
1 triệu hạt cà phê đã được sử dụng để hoàn thành bức tranh này. Bức tranh sẽ hoàn tất vào ngày 12/12, sau khi hoàn tất, bức tranh sẽ có diện tích 25m2 và nặng đến 140 kg.
Dự kiến, sau khi hoàn tất, bức tranh sẽ được đề cử lên ủy ban Guiness thế giới để nhận danh hiệu kỷ lục thế giới cho bức tranh café của mình.
“Vẽ” tranh tài tình từ 1 triệu hạt cà phê
“Vẽ” tranh tài tình từ 1 triệu hạt cà phê
“Vẽ” tranh tài tình từ 1 triệu hạt cà phê
“Vẽ” tranh tài tình từ 1 triệu hạt cà phê
Stari cẩn thận đặt từng hạt café vào đúng vị trí của nó
“Vẽ” tranh tài tình từ 1 triệu hạt cà phê
Dự kiến bức tranh sẽ hoàn thành sau 1 tuần nữa
Saimir Stari là nghệ sĩ nổi tiếng với việc sử dụng các chất liệu độc đáo để vẽ nên những bức tranh. Trước đó, vào tháng 11 năm ngoái, Stari đã sử dụng 300.000 chiếc ốc vít để vẽ nên một bức tranh, sau đó được trao tặng danh hiệu kỷ lục Guiness cho “bức tranh khảm lớn nhất thế giới bằng ốc vít công nghiệp”.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

RANG CÀ PHÊ

KỸ THUẬT RANG CÀ PHÊ
Coffee Roasting Basics - Color Changes 
Hạt cà phê (nhất là hạt cà phê Moka) lúc chưa rang thường có màu xanh ngọc rất đẹp–Nhiệt độ bình thường, khoảng 22-25 độ C. Lúc còn sống, gọi là cà phê nhân, bản thân hạt cà phê đã có một mùi thơm đặc trưng. Nhất là hạt cà phê Moka sống có một mùi thơm dễ chịu, tương tự như mùi thảo dược, mùi của thuốc nam, mùi của hoa cỏ khô...
1.     Bắt đầu rang đến nhiệt độ trên 100 độ C
Khoảng thời gian đầu của quá trình rang là để truyền nhiệt cho hạt cà phê. Hạt cà phê từ từ nóng lên dần và bắt đầu bốc hơi nước chứa bên trong, hạt cà phê hơi teo lại và hầu như có rất ít sự thay đổi. Trong giai đoạn nầy, bí quyết rang cà phê ngon là tránh cho hạt cà phê chai cứng bằng cách rang thế nào để tạo ra dòng không khí nóng đối lưu tối đa  trong trống rang và việc chuyển giao nhiệt diễn ra hiệu quả nhất và lan nhiệt đồng đều đến mỗi hạt cà phê.
2.     Giai đoạn hạt cà phê chuyển sang ngã màu vàng nhạt - Nhiệt độ trên 150 độ C
Lúc này, hạt cà phê vẫn tiếp tục hấp thu nhiệt, bốc hơi nước và bắt đầu có sự thay đổi chút ít về thể tích. Trong giai đoạn nầy từ lò rang lan tỏa ra một mùi thơm nồng của cỏ tươi và rơm khô hòa quyện rất đặc trưng. Từ hạt cà phê nóng tỏa ra mùi hương của cây cỏ, của cánh đồng, vườn cây râm mát, làm ta nhớ đến quê nhà xa xôi, và thanh tịnh. Hạt cà phê đang trong giai đoạn thu nhiệt rất nhanh và thay đổi kích thước để chuẩn bị cho giai đoạn nổ đầu tiên.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Cà phê dzỏm

CÀ PHÊ CHẤT ĐỘN

Phần lớn nguyên liệu để pha chế cà phê là đậu nành, cùi bắp (ngô) được rang cháy đen kịt pha với một ít cà phê để tạo mùi thơm sau đó xay nhuyễn, đóng gói, dán nhãn mác rất đẹp mắt rồi tung ra thị trường.

Ngày 1/12, đội kiểm tra liên ngành quản lý thị trường thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã bất ngờ kiểm tra cơ sở chế biến cà phê Thiên Tính tại khu phố Đông Ba, phường Bình Hòa, TX. Thuận An. Tại cơ sở sản xuất có diện tích hơn 100m2, các ngành chức năng phát hiện phần lớn nguyên liệu dùng chế biến cà phê là đậu nành, cùi bắp trộn với các hương liệu hóa chất để biến thành cà phê.
Các công đoạn phù phép đậu nành, cùi ngô thành cà phê tại cơ sở Thiên Tính.

Cà phê hóa chất

Chế cafe từ bột đậu nành và thuốc ký ninh

Tẩm hóa chất vào bột đậu nành để chế biến cafe, thêm bột bắp, bỏ ký ninh tăng độ đắng... là những cách để giới kinh doanh cho ra sản phẩm cafe dỏm thơm ngon như thật.
Kiểm tra cơ sở rang xay cafe Thông Phát, đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP HCM vào đầu tháng 7, Thanh tra Sở Y tế TP HCM chỉ thấy hàng trăm bao đậu nành, bắp nằm rải rác trong khuôn viên công ty. Nơi này được cho là đã mua đậu nành về tẩm hóa chất làm thành cafe đem bán cho nhiều nơi.
Tại Thông Phát, cơ quan chức năng còn tìm thấy nhiều loại hóa chất khác như đường cấm, bột màu trắng không rõ nguồn gốc, chất tạo độ đặc quánh, nhiều can nhựa đựng dung dịch không nhãn mác... "Chúng tôi đã lấy mẫu để xét nghiệm và đang chờ kết quả", ông Phạm Kim Bình, quyền Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết.
Mới đây, ngày 17/7, Công an quận 12, TP HCM phát hiện và tạm giữ xe ôtô đang vận chuyển 450 kg đậu nành và 50 kg bắp đã tẩm hóa chất thành cafe. Lái xe khai số hàng trên của cơ sở cafe Xuân Hoành, phường Trung Mỹ Tây, quận 12 vận chuyển ra bến xe gửi xe đò, để giao cho công ty ở TP Quảng Ngãi. Tiến hành khám xét cơ sở cà phên này, công an lập biên bản 8,5 tấn đậu nành chưa rang, 1 tấn đậu nành đã rang xong và được tẩm hóa chất, 950 kg bắp chưa rang, 900 kg vỏ cafe dùng làm thức ăn chăn nuôi; 150 kg cafe loại 1, 410 kg cafe loại 2 đã được đóng gói, 12 hóa chất các loại dùng để chế biến cafe. Ngoài ra, tổ công tác lập biên bản ghi nhận tại cơ sở chế biến cafe Xuân Hoành có 2 máy rang đậu nành công suất 120 kg mỗi mẻ, 2 máy xay và 2 máy đóng gói thành phẩm...
Công an quận 12 cho biết, sắp tới sẽ phối hợp với các ban ngành đoàn thể như vệ sinh an toàn thực phẩm thành lập đoàn kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất và pha chế cafe trên địa bàn quận để phát hiện và xử lý các vi phạm.
Làm cà phê dỏm tại một cơ sở sản xuất. Ảnh; C.Q
Làm cafe dỏm tại một cơ sở sản xuất. Ảnh: C.Q

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Cà phê giảm nguy cơ đột quỵ

Trà xanh và Cà phê giúp giảm nguy cơ đột quỵ
 

Theo một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản, trà xanh và cà phê có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt khi chúng trở thành một phần của chế độ ăn uống đều đặn.

         

Espresso

Nghệ thuật Espresso của người Ý
 
Tại Ý, khoảng những năm 1605, Giáo hoàng Clement VII sau khi nếm thử “thứ nước ma quái” - cà phê - đã nhận xét: “Thức uống ngon thế này mà chỉ dành riêng cho dân Hồi giáo thì sẽ là cái tội. Chúng ta sẽ khuất phục được quỷ Satan và ban phép lành để cà phê trở thành thức uống của người Thiên Chúa giáo.”
Tuy nhiên tiêu dùng cà phê tại Ý thực sự gia tăng từ sau năm 1615 khi nhà thám hiểm - nhà ngôn ngữ học Pietro Della Valle viết ra những lời khen tặng rất đẹp dành cho cà phê: “từ Constantinope trở về quê nhà, tôi sẽ mang theo cà phê để giới thiệu cho mọi người một loại thức uống kỳ diệu mà có lẽ chưa phổ biến”. Nhiều thập niên sau đó, hạt cà phê đã xuất hiện trong các cửa hàng dược phẩm để phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu dùng chất kích thích tại Rome.
Theo một số tài liệu, sự xuất hiện của các cửa hàng bán cà phê như một loại hàng hóa (chứ không phải dược phẩm) tại Ý lần đầu tiên là vào năm 1683 tại thành phố Piazza San Marco. Thành công của chúng đến nhanh và chúng trở thành các quán café nhỏ trên khắp thành phố. Đến năm 1750 tại Venice đã tràn ngập các quán café, đến nỗi nhà soạn kịch Carlo Goldoni đã được truyền cảm hứng từ các quán này và sáng tác ra kịch bản La Bottega del Café, trong đó trình bày về hành trình của một chủ quán, người phục vụ và các khách hàng uống cà phê.
Ngoài các quán cà phê thông thường, Venice còn là nơi xuất hiện một số loại hình giải trí thanh nhã khác cũng liên quan đến quán cà phê nhưng dành cho giới thượng lưu Ý: đó là những lâu đài cà phê (coffee palace), trong đó có nhiều gian phòng nhỏ, sang trọng và kín đáo để khách hàng có thể dùng làm nơi tỏ tình hoặc tính toán chuyện chính trị.

Rang Cà Phê

Nghệ thuật Rang xay cà phê
 
Hạt xanh được đóng bao ở đồn điền và mua bởi nhà nhập khẩu chẳng có vị, cũng không có mùi; nhưng giữa những hạt xanh tươi vừa mới được thu hoạch và những hạt nâu sẵn sàng để vào nhà máy, nhiều chuyển đổi về hóa học và vật lý xảy ra, khiến cho vai trò của các nhà rang xay trở nên cũng quan trọng như người trồng. Các nhà rang xay cà phê có một nhiệm vụ rất lớn. Khi được rang đúng cách, những hạt tốt sẽ trở thành cà phê kì diệu, còn nếu không, chúng chỉ là đồ vứt đi. Đó là lý do vì sao những công ty hàng đầu luôn luôn rang thử trước khi quyết định xay chính thức.
Trong các cửa hàng, nơi mà cà phê được rang theo cách truyền thống, các máy rang là những tạo vật ấn tượng giống như những động cơ hơi nước cổ lỗ, với những ống, đòn bẩy và bộ điều chỉnh nhiệt. Việc rang mất khoảng từ 12 đến 20 phút, phụ thuộc vào loại máy và hạt được rang, nhiệt độ từ 180 đến 250oC. Những hạt cà phê có màu nâu nhạt khi chúng được đốt nóng, bằng cách ấy chúng ta đổi màu nguyên thủy của chúng từ xanh nhạt sang nâu. Chúng cũng thay đổi kích cỡ và bị khử nước. Càng đến cuối quá trình đó, các loại tinh dầu bắt đầu tỏa hương thơm.
Mặc dù những máy rang được trang bị những những  ống  thoát  hơi  để  người  rang  biết  được mức rang hoặc ngừng rang ngay nếu cần thiết và kiểm tra để chiết xuất mẫu, các chuyên gia rang điêu luyện làm việc chủ yếu bằng  tai. Hạt được rang  bắt đầu “hát”:  chúng kêu tanh tách và  lốp bốp. Khi nghe âm thanh này, người rang có kinh nghiệm biết đó là lúc phải tắt máy. Sau đó, họ mở một đường trượt và các hạt cà phê nóng bỏng đổ xuống vào một thùng lớn với hệ thống thông gió làm nguội ngay lập tức.

Rang là bước đầu tiên để chiết lọc hương thơm của hạt cà phê. Những tay rang giỏi nhất sẽ điều chỉnh nhiệt độ của máy rang để tạo ra nhiều hương vị và màu sắc. Rang vừa sẽ cho ra 1 loại mượt, thoang thoảng mùi gỗ; kiểu châu Âu rất thơm và kiểu Ý đen đậm đặc với mùi vị đọng mãi trong miệng.

Cà phê và Sức khỏe

10 LỢI ÍCH CHÍNH CỦA CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT

Ngoài tác dụng giúp chúng ta tỉnh táo, tăng cường các hoạt động về tâm thần và trí tuệ, tạo sự sảng khoái tích cực về tâm lý, làm chúng ta dễ tính hơn. Cà phê còn có 10 ích lợi chính đồi với sức khỏe như sau:

1. Cà phê chứa nhiều chất chống ôxy hóa: Hạt cà phê chứa một số chất khoáng như Mg, Ca, K  và hàm lượng cao những hợp chất polyphenols là những chất chống oxy hoá hữu ích. Chất chống oxy hoá giúp trung hoà những gốc tự do để ngăn chặn quá trình hư hại tế bào và DNA trong các loại bệnh tim mạch, ung thư và quá trình lão hoá, khiến lâu già.
 
 
2. Giúp giảm cân: Cà phê giúp bạn giảm béo và có thân hình thon gọn hơn. Là thức uống có lượng calo thấp, sử dụng cà phê vào buổi sáng có tác dụng rất tốt bởi nó làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo.
 

Cây Cà Phê Việt Nam

Tổng quan sự phát triển cây cafe ở Việt Nam
 
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.

Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.

Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn.


Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.

Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...

Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.

Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica.

Theo: VICOFA

Cà phê nguyên chất

CÁCH NHẬN BIẾT CÀ PHÊ NGON VÀ NGUYÊN CHẤT
Làm thế nào nhận biết bịch cà phê bạn mua về thực sự là bịch cà phê? Làm thế nào để biết ly cà phê bạn đang uống là cà phê có lợi cho sức khỏe, cho tuổi thọ và cho nhan sắc của bạn.
Câu trả lời quá dễ, không khó tí nào. Cà phê là một loại hạt rất đặc biệt, và khác biệt, có thể dễ dàng phân biệt cà phê nguyên chất và không nguyên chất, bột cà phê với bột của các loại hạt ngũ cốc khác. Để bảo đảm cho sức khỏe và khẩu vị thưởng thức cà phê đích thực của chính bạn, bạn cần ghi nhớ vài chi tiết căn bản về thuộc tính của hạt cà phê rang rất khác với các loại hạt rang khác và bột của chúng:
I. PHÂN BIỆT TRƯỚC KHI PHA - TỨC NHẬN BIẾT BỘT CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT
Bột cà phê nhẹ, tơi, xốp, khối lượng riêng nhỏ
1. Khối lượng (hoặc thể tích) của bột cà phê rang bao giờ cũng lớn hơn khối lượng (hoặc thể tích) của bột hạt đậu nành (đỗ tương) và bắp rang:
Hạt cà phê có một đặc điểm khác hẳn các loại hạt khác là khi rang lên đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần và trọng lượng giảm từ 20-30%. Cho nên, bột cà phê luôn luôn có khối lượng riêng thấp hơn bột các loại ngũ cốc khác và từ đó thể tích (hay khối lượng) của 1 kg bột cà phê luôn luôn lớn hơn thể tích của bột các loại ngũ cốc rang. Dựa vào đặc tính này bạn có thể phân biệt ngay từ lúc đầu, dù chưa cần phải mở bao bì ra. Nếu có điều kiện so sánh, bạn cầm trong tay 2 bịch 500g, bịch nào chứa cà phê, (hay chứa tỷ lệ bột cà phê nhiều) thì sẽ nhiều, đầy hơn, to hơn, khối lượng bột chứa bên trong nhiều hơn nên chúng ta có cảm tưởng bịch cà phê nguyên chất nhẹ hơn.
2. Độ xốp của bột cà phê:
Nhìn theo cảm quan, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc khác thường dính lại, ít tơi bong hơn. Nếu bạn có một bịch cà phê nguyên chất và một bịch cà phê không nguyên chất, bạn mở 2 bịch ra, lấy 2 chén nước, múc 2 muỗng bột của 2 bịch đổ lên mặt nước. Bột cà phê nguyên chất xốp nhẹ, có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên, còn bột của các hạt ngũ cốc khác có khối lượng riêng lớn hơn, nên chìm xuống nhanh hơn. Ngoài ra, hạt cà phê rang rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay, nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang, khi xay bột độ mịn không đồng đều nên không có độ tơi xốp như bột cà phê nguyên chất.

Lịch sử Cà phê

Các mốc chính lịch sử Cà phê
 

850: Một chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra café là một thức uống tuyệt vời.

Giữa những năm 800: Những người Hồi Giáo ở Ađen được ghi nhận là những người uống café đầu tiên.

Xuất xứ của CÀ PHÊ

Từ "Cà phê" và xuất xứ của cà phê
 
Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ café của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, café có gốc từ kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và kahveh đến từ qahwa của tiếng Ả Rập.

Sau đây là một vài cách thể hiện của từ cà phê bằng các thứ tiếng của các nước: 

Hình từ Cổng cà phê lớn nhất Việt Nam tại Tuần lễ văn hóa cafe 2007 
Trong nhiều ngôn ngữ, café còn dùng để chỉ "quán cà phê".

Xuất xứ

Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia. Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.

Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.