Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

7 Nguyên tắc tản mạn Cà Phê

Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì?

Từ rất lâu, chuyện uống cà phê đã trở thành một trong những thú vui tao nhã trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Nhiều thế kỷ trôi qua, cà phê vẫn mang lại sự kích thích giúp bạn tỉnh táo hơn, dù bạn đang ngồi ở một chân trời nào đi chăng nữa…


Có lẽ những quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. Chính nhờ những lần tán ngẫu nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống.

Sự yên lặng và quân bình dường như đều tập trung ở đây, bên ly cà phê với bạn chúng ta đã học được những gì?…

Đơn giản là hưởng thụ giây phút ấy – có lẽ đó là một nguyên tắc để hài lòng với cuộc sống chăng?

Tản mạn xung quanh ly cà phê giúp cuộc sống của bạn thêm phong phú, vui vẻ và đầy nhiệt huyết. Những ảnh hưởng tích cực, những chiến thuật thực tiễn và những kỹ năng tạo cảm hứng mà chúng ta đang bàn ở đây đều nhằm mục đích giúp bạn ý thức đầy đủ về cuộc sống để sống trọn vẹn và cảm thấy yêu đời mỗi ngày khi thức dậy.

Nào, hãy thưởng thức một ly cà phê mình ưa thích trong lúc chúng ta chiêm nghiệm những nguyên tắc trong tản mạn cà phê.

7 nguyên tắc trong tản mạn CÀ PHÊ

1. Hâm nóng lại cà phê sẽ gây vị đắng
Hãy để những chuyện quá khứ thuộc về quá khứ


2. Bắt đầu bằng những hạt cà phê tươi mới
Hãy rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm chứ đừng lặp lại


3. Dùng đúng cách máy xay cà phê
Thực hiện những gì bạn có thể và chấp nhận những gì bạn không thể


4. Dùng hạt cà phê chất lượng cao và nước tinh khiết
Hãy ca ngợi bản thể duy nhất của bạn trong vũ trụ

5. Giữ đúng tỷ lệ
Bạn cần học cách thách thức với những suy nghĩ vô lý


6. Nước sôi sẽ hủy hoại hương vị
Biết kiểm soát mức độ căng thẳng trong cuộc sống


7. Uống cà phê khi còn nóng
Hãy sống trong hiện tại


(trích tập sách: Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì? - Phạm Anh Tuấn)



Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Một tách Espresso hoàn hảo

Café Espresso là một loại café có chứa chất cafein được làm ra dưới một áp suất cao để cho ra khoảng 30ml café trong thời gian từ 20 – 30 giây.

Để làm ra một tách Espresso hoàn hảo thì cần rất nhiều yếu tố và kinh nghiệm. Dưới đây là những yếu tố và kinh nghiệm để làm ra được một tách Espresso hoàn hảo.
    1. 1. Hạt café
    2.     -  Hạt café được sử dụng để pha chế café phài là loại Arabica hoặc trộn chung với loại Robusta theo tỉ lệ dưới đây
      1. 100% Arabica
      2. 90 – 10 (90% Arabica – 10% Robusta)
      3. 80 – 20 (80% Arabica – 20% Robusta)
        1. 2. Độ rang của café hạt
        2. -   Có 4 kiểu rang:
          1. Light (Sáng)
          2. Medium (Nâu nhạt)
          3. Brown (Nâu)
          4. Dark (Nâu đen)
        3. -   Tùy vào café xuất phát từ vùng nào, giống nào thì sẽ có cách rang thích hợp với loại café đó.

        4. 3. Nhiệt độ sôi của nước
        5. -   Nhiệt độ sôi của nước phải dao động từ 88 - 950C

        6. 4. Áp lực nước: 8 – 9,5 bar +-1

        7. 5. Thời gian chiết: 20 – 25 giây

        8. 6. Độ min của café

        9. Độ mịn café phải thích hợp với áp suất của máy để có thể chiết suất trong 20 – 25 giây. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm sử dụng máy xay rất quan trọng. Độ nhuyễn thích hợp của bột cà phê sẽ đảm bảo một tách café ngon với thời gian đúng. Điều chỉnh độ nhuyễn thích hợp là việc dễ thực hiện: nếu café chảy nhanh qúa thì điều chỉnh cho café mịn hơn còn nếu café chảy lâu qúa thì điều chỉnh cho café thô hơn.

        10. 7. Một lượng café: 9gr

        11. 8. Lực nén: 15 – 20kg
        Kết quả
        1. 1. Một tách Espresso chuẩn (bao gồm bọt) = 25 – 30ml
        2. 2. Nhiệt độ trong tách khoảng 670C
        3. 3. Màu: Nâu vàng
        4. 4. Bọt mịn trên bề mặt café dày khoảng 3 – 4mm
        5. 5. Hương và vị: Rất thơm, không đắng, chua, thanh, hậu ngọt…
        6. 6. Lượng caffeine: 100mg/tách 30ml

        Espresso

        LỊCH SỬ CÀ PHÊ ESPRESSO

        Espresso bắt nguồn từ Ý (Italy), có nghĩa là “NHANH”. Nó nhanh đến mức mà bạn chỉ cần khoảng 20 đến 30 giây là đã có một tách Espresso nóng hổi. Espresso còn hàm nghĩa "UỐNG NHANH". Tại các Espresso bar, thực khách thưởng thức Espresso chỉ bằng vài lần nhấp môi nếu không muốn bị tính tiền gấp 3-4 lần! Espresso là một loại thức uống được làm ra nhờ vào một áp lực nước cho chảy qua một lượng café với độ mịn thích hợp để chiết xuất hết (hoàn toàn) mùi vị của café. Nhưng kết qủa cho ra một tách hoàn hảo thì không phải lúc nào cũng dễ dàng làm được, và máy pha cafe espresso đã có một qúa trình dài phát triển từ lúc khởi đầu.


        Café Espresso như chúng ta được biết đến ngày nay đã có nguốn gốc vào những năm đầu của thế kỷ 20. Vào năm 1901, Luigi Bezzera đã phát minh ra máy pha café với một nồi hơi và 4 group làm café. Với máy pha café này đã được thiết kế tạo ra hơi nước và đun sôi nước để tạo ra áp suất làm cho nước bên trong nồi  hơi thấm (chảy) qua café với một lượng vừa đủ. Chiếc máy này đã quyết định cho sự khởi đầu của Espresso mà Luigi Bezzera không thể nào hình dung nổi sự phổ biến toàn cầu như ngày nay.

        Năm 1903, Desiderio Pavoni đã mua bằng sáng chế của Bezzera và thành lập công ty Pavoni để đi vào chế tạo máy pha café trên cơ sở phát minh của Bezzera. Những máy pha café  này được mang một cái tên mới là “La Pavona” và trở nên rất phổ biến. Sau đó vào năm 1927 máy đã có mặt trên thị trường Mỹ.

        Nhưng có một điều không may cho những chiếc máy này về một lỗi kỹ thuật nhỏ là không có bơm pit tông  nên làm cho nước đang sôi chảy qua trực tiếp lên café làm cho café bị cháy và có mùi khét. Nhưng vào năm 1938 đã chế tạo ra một loại bơm pit tông hoạt động trên cơ sở nước sôi ở nhiệt độ đó thấm qua café chứ không còn là nước đang trong qúa trình sôi nữa. Do đó vị khét của café đã giảm đi rất nhiều. Mẫu thiết kế này đã được quầy Achille Gaggia sử dụng. Chiến tranh thế giới thứ 2 đã gây cảnh trở rất nhiều cho sự phát minh về máy pha café, điển hình đã gây thiệt hại không nhỏ về máy móc cho Gaggia.

        Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, Gaggia đã bắt đầu chế tạo những loại bơm dành cho thương mại và những loại máy này đã được cải tiến rất nhiều tạo nên một đòn bảy cho sự phát triển máy pha café sau này. Loại mày này làm cho nước nóng chảy qua café có một lực ép đáng kể tạo ra một tách café có lớp váng (creama) màu nâu vàng ở trên bề mặt – dấu hiệu của café espresso và đây cũng là máy pha café Espresso đầu tiên mà ta biết ngày nay.

        Gaggia ngày nay vẫn còn là một thương hiệu mạnh nhưng đã thuộc về Saeco International Group, tập đoàn số 1 thế giới về máy pha cà phê gia dụng, đặc biệt nổi tiếng với các máy pha cà phê tự động về kiểu dáng thiết kế và tính chuyên nghiệp.


        Cà phê Sạch và Cách nhận biết

        Phân biệt cà phê sạch và cà phê lẫn hóa chất

        Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại cà phê khác nhau và vì lợi nhuận nên nhiều người đã trộn thêm rất nhiều tạp chất vào cà phê. Vậy làm thế nào để phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê lẫn tạp chất để thưởng thức đúng vị đặc trưng của loại thức uống này?

        Câu 1: có rất nhiều cơ sở sản xuất cà phê  vì lợi ích kinh doanh trước mắt mà sử dụng nhiều loại hóa chất, tạp chất trong quá trình sơ chế tẩm ướp cà phê. Vậy theo ông đó là những loại hóa chất nào và có ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

        Vâng, đúng là có nhiều loại cà phê đang lưu thông trên thị trường (đặc biệt là cà phê dành cho pha phin) có nhiều hóa chất, tạp chất như: bơ, bắp rang cháy xay nhuyễn, đậu xanh/ đậu nành rang cháy xay nhuyễn, hạt cau rang (tăng đắng), caramel, chất ký ninh, xanthan gum tạo độ sánh sệt, dung dịch hương nhân tạo, chất cầm hương gelatin, muối, đường, rượu, nước mắm nhĩ (tăng mùi) …

        Vốn dĩ chất cầm hương gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò. Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều chất bảo quản. Ký ninh từ lâu đã được dùng để gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng phổ biến trong cà phê ở mức khoảng 0,06 ~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g ~ 0,002g cho mỗi phin hay tách. Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độc ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác. Đa số các tạp chất, hóa chất có nguồn gốc Trung quốc, bán rất nhiều tại chợ Kim Biên và các khu chợ khác ở Việt Nam.


        Câu 2: Các cách thức (mắt thường) để người tiêu dùng có thể phân biệt được cà phê sạch và ca phê lẫn tạp chất, hóa chất?

        Cà phê sạch: cà phê rang để nguyên hạt có màu nâu cánh gián, khô, còn mùi thơm nguyên thủy, tự nhiên của cà phê. Nếu cà phê rang và xay thì khó phân biệt hơn. Tuy nhiên, bột cà phê sạch cũng có mùi thơm tự nhiên của cà phê, không ngửi thấy mùi bơ và các hóa chất khác, bột màu nâu và khô.

        Cà phê lẫn tạp chất, hóa chất: loại rang để nguyên hạt hay loại đã xay thì đều có màu đen, dính dính, kẹo kẹo, ướt, ngửi thấy rõ mùi bơ, mùi hóa chất. Khi pha cà phê có hóa chất bằng nước lạnh sẽ thấy rõ các mùi vị của hóa chất. Ngoài ra, khi bạn uống ly cà phê có hóa chất, tạp chất sẽ cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

        Người tiêu dùng có thói quen dùng cà phê tẩm hóa chất lâu ngày sẽ rất khó phân biệt mùi cà phê nguyên chất với mùi cà phê tẩm hóa chất, do não bộ đã ghi nhớ mùi cà phê tẩm hóa chất và “khẳng định” với người uống rằng đó là “mùi cà phê”. Nói cách khác, “mùi cà phê” ngon theo định nghĩa của những người quen uống cà phê tẩm hóa chất là “mùi thơm của cà phê”, mùi ngậy của bơ, mùi hương vani hoặc loại hương khác”. Thực tế, nhà sản xuất có thể dùng những hạt cà phê kém chất lượng nhất để làm cà phê phin (vẫn còn tốt hơn nhiều so với những loại hạt không phải là cà phê) vì họ đã có “mùi cà phê” nhân tạo rồi. Vậy phân biệt bằng cách nào? Cách đơn giản là bạn pha ly cà phê và so sánh mùi khi vừa pha xong và mùi của cùng ly cà phê đó sau khoảng 10 phút. Nếu mùi ít thay đổi thì đó là cà phê tẩm hóa chất (vì hóa chất có tính bền mùi cao hơn rất nhiều so với hương tự nhiên – bị oxi hóa và thay đổi cấu trúc phân tử nhanh trong điều kiện thường); còn nếu mùi thay đổi khá nhiều (ít thơm như lúc đầu) thì đó là cà phê sạch. Hương thơm tự nhiên của cà phê sạch không ngào ngạt mà phảng phất, mang hương vị của đất trời, hoa trái, cỏ cây – món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng cho bạn.

        Cà phê giúp "trường sinh bất lão"

        SỐC: Phát hiện bí quyết "trường sinh bất lão" cực đơn giản?
         
        Xưa nay, các công dân của hòn đảo Ikaria (Hy Lạp) luôn tự hào mình là những người có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Những con số thống kê cho thấy tỷ lệ những người có tuổi thọ trên 90 của hòn đảo này cao hơn gấp 10 lần so với công dân các nước châu Âu. Vì sao những người dân Ikaria lại sống lâu đến vậy?


        Trong một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học nổi tiếng SAGE, các nhà nghiên cứu sức khỏe và tim mạch tin rằng cafe Hy Lạp chính là bí quyết để các công dân đảo Ikaria tăng tuổi thọ.
        Trong quá trình nghiên cứu, Gerasimos Siasos, một giáo sư, bác sĩ tại đại học Y Athens (Hy Lạp) cùng các cộng sự thấy thói quen uống cafe đóng vai trò quyết định đến việc tăng cường sức khỏe, tuổi thọ.
        Tiến hành khảo sát 673 công dân hơn 65 tuổi sống cả đời trên đảo, các nhà khoa học đã lựa chọn ngẫu nhiên 71 người đàn ông và 71 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu. Họ kiểm tra sức khỏe (huyết áp, tiểu đường…) và đưa ra các câu hỏi để biết rõ hơn về thói quen, cách chăm sóc sức khỏe, lối sống của những người tham gia.
        Kết quả họ phát hiện ra một đặc điểm chung thú vị là hơn 87% người có thói quen uống cafe hàng ngày. Nghiên cứu về loại cafe dân đảo thường dùng, các nhà khoa học thấy rằng nó đặc biệt có lợi cho cơ thể, ngay cả với những người có huyết áp cao.
        “Cafe kiểu Hy Lạp rất giàu polyphenol (chất có thể chống lão hóa, tim mạch, ung thư và loãng xương…) và các chất chống oxy hóa khác. Thêm nữa, nó chỉ chứa một lượng rất vừa phải cafêin. Dường như so với các loại cafe khác, cafe đảo Ikaria tốt và hữu ích hơn cho sức khỏe”, ông Siasos kết luận.
        Nghiên cứu mới này cung cấp thêm một mối tương quan giữa thói quen dinh dưỡng với sức khỏe. Nhưng không hiểu nó có khiến cafe kiểu Hy Lạp trở nên đắt giá hay không?

        Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

        Uống Cà phê ngừa Ung thư

        Uống cà phê hạ thấp rủi ro tử vong 
        từ các căn bệnh phổ biến và ngừa ung thư
        Không chỉ giúp bạn tỉnh táo, một tách cà phê vào buổi sáng có thể đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe, theo tạp chí Reader’s Digest (Canada) dẫn kết quả một số cuộc nghiên cứu về cà phê.
        Đó là:
        - Uống hơn ba tách mỗi ngày giúp giảm 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư da phổ biến nhất ở phụ nữ.
        - Uống hơn sáu tách mỗi ngày giúp giảm 60% nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
        - Uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày có tác dụng giảm 25% nguy cơ bị đột quỵ ở phụ nữ.
        - Uống ít nhất hai tách cà phê mỗi ngày giúp giảm 20% nguy cơ bị trầm cảm ở nữ giới.


        Ảnh Intenet

        Hạ thấp rủi ro tử vong từ các căn bệnh phổ biến
        Mới đây nhất ngày 17/5/2012 một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí y học New England của Viện Ung thư quốc gia (Mỹ) tiết lộ, những người uống cà phê 3 tách mỗi ngày hoặc nhiều hơn có thể tránh xa "thần chết" từ những nguyên nhân phổ biến đến 10%, so với những người không uống tách nào.
        Theo Healthday, nghiên cứu kéo dài 13 năm từ 1995-2008, với 400.000 người tham gia không có tiền sử ung thư, ở độ tuổi 50-71.

        Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

        Phân biệt giống Cà phê qua cách pha chế

        PHÂN BIỆT CÀ PHÊ ROBUSTA VÀ ARABICA
        Trước hết cà phê có hai giống chính khác nhau là Robusta và Arabica. Robusta, như cái tên nó thể hiện, rất là Robusta, tức là mạnh, là nhiều cafeine, là mất ngủ nhiều. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng có nhiều hương thơm (aroma).
        Nghệ thuật sản xuất cà phê bắt đầu từ việc lựa chọn hạt cà phê, và pha một tỷ lệ thích hợp giữa hai giống cà phê này.
        rang-xay-ca-phe-550x395
        Thứ hai, hạt đã được chọn phải được rang như thế nào? Người Ý khi đi sang Trung Quốc, Việt Nam, nhìn thấy các ông “chiên da” tập tọng uống cà phê rang cà phê thì giơ hai tay lên trời mà kêu trời, kêu đất. Rang cà phê trên chảo “quân dụng” nóng có rắc thêm ít bơ cho khỏi cháy thì aroma nó bay lên trời hết rồi, còn đâu cái vị ngon làm điên đảo nhân loại hàng bao nhiêu thế kỷ. Ở phương Tây, cà phê được rang trong nhà máy, bằng hệ thống toàn bộ kín khí cho đến khi hạt cà phê được rang xong và đóng vào túi cũng hút chân không, nên hương vị nó còn giữ được.
        Hạt rang xong, trộn xong vẫn chưa phải là hết. Cà phê phải được xay cho đúng, không phải cho vào máy xay công nghiệp xay cho mịn là xong. Máy xay cà phê xịn, riêng lưỡi dao cũng phải đầu tư vài trăm USD, và cứ 3 tháng lại phải thay một lần, lại phải vi chỉnh bằng cách xay, pha, uống thử dăm lần bảy lượt nữa. Tại sao vậy? Vì bột cà phê nếu xay quá thô, thì vị cà phê sẽ nhạt, nhưng nếu xay quá mịn thì vị cà phê sẽ đắng, vì bị “cháy” trong khi pha.
        Pha cà phê bằng phin kiểu mà người Việt Nam gọi là kiểu “Pháp” chỉ là cách pha cà phê hạng 3 thôi, nó du nhập được sang Việt nam đơn giản vì nó dễ, không cần kỹ thuật gì cao, mà ai cũng “nhái” theo làm phin pha cà phê cả bằng nhôm, bằng nhựa đều dùng được hết.

        Cà phê và tách

        'Tách cà phê' cuộc đời

        Đừng để những chiếc tách ảnh hưởng đến bạn, hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của chính mình.

        Mint(Dịch từ Spiritualstories)
        Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.
        Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:
        "Nếu chú ý thì các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
        acup-327488-1368258364_600x0.jpg
        Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
        Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé! Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào 'chiếc tách', và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho chúng ta".
        Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có. Hãy sống đơn giản, trao yêu thương, quan tâm sâu sắc và nói những lời đẹp đẽ.

        Hình ảnh từ Hạt Cà phê

        Hình ảnh các loài động vật ấn tượng được sắp xếp một cách kỳ công từ những hạt cà phê. Tác giả của những bức hình sáng tạo này là anh Irina Nikitina một nhiếp ảnh gia đến từ Nga, Irina Nikitina là một nghệ sỹ cực kỳ đam mê cà phê.

        who-runs-the-honey-with-a-balloon-by-irina-nikitina_by_600_3701
        irina-nikitina-12_by_600_600
        irina-nikitina-10_by_600_433
        irina-nikitina-2_by_600_422
        irina-nikitina-11_by_600_399
        irina-nikitina-9_by_600_602
        irina-nikitina-8_by_600_390
        irina-nikitina-7_by_600_399
        irina-nikitina-6_by_600_465
        simons-cat-..._by_600_418
        irina-nikitina-5_by_600_426
        irina-nikitina-4_by_600_412
        irina-nikitina-3_by__580_753
        cunning-crow-by-irina-nikitina_by_600_504
        blot-.....-coffee-...-by-irina-nikitina_by_600_417
        the-bite-or-something-by-irina-nikitina_by_600_416
        tail-for-eeyore_by_600_498
        irina-nikitina-13_by_600_433

        Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

        Cà phê và Gan

        Cà phê có thể tốt cho gan

        Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh gan do lạm dụng rượu bia, chất caffeine trong 2 tách cà phê mỗi ngày có thể mang đến một tấm lá chắn bảo vệ lá gan hiệu quả.

        Hai tiến sĩ James E. Everhart và Constance E. Ruhl đến từ Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ đã phát hiện ra mối quan hệ giữa các loại nước uống chứa caffeine và bệnh gan. Dựa vào một cuộc điều tra của Viện từ năm 1988 đến 1994, họ nhận thấy nguy cơ tổn thương gan ở những người dùng cà phê mỗi ngày thấp hơn người không bao giờ thưởng thức nước uống chứa caffeine tới 44%. Tỷ lệ này có thể lên tới 69% nếu mức tiêu thụ caffein cao hơn.

        Bản chất của hiện tượng trên vẫn còn là điều bí ẩn, song theo suy đoán của Everhart, một trong những tác dụng chính của caffeine là khống chế một cấu trúc tế bào được gọi là cảm thụ thể adenosine. Sự kìm hãm này tiếp đó đã kích thích hệ miễn dịch bảo vệ gan. Do nghiên cứu mới chỉ dừng ở bước đầu nên nó chưa thể xem là lời khuyên đáng tin cậy về mức độ sử dụng caffeine, nhất là khi chất này còn mang theo những tác hại tiềm ẩn khác.

        Mỹ Linh (theo Reuters)

        Cà phê và Tim mạch

        Cà phê chưa hẳn đã tốt cho tim

        Những người có thói quen uống nhiều cà phê nên xem xét lại sở thích của mình. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng uống nhiều hơn một tách cà phê mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.

        Các nhà khoa học tại Đại học Athens và Đại học Harokopio (Hy Lạp) phát hiện thấy việc uống hơn 150 ml (tương đương một tách) cà phê mỗi ngày làm tăng nguy cơ viêm nhiễm thành mạch máu, một tình trạng dẫn đến bệnh tim.

        Đối tượng của công trình này là 3.000 người, một nửa là nữ, thường xuyên uống cà phê. Các nhà khoa học hỏi những người này về thói quen uống cà phê và lượng uống trung bình mỗi ngày của họ.

        Kết quả cho thấy nam giới uống nhiều hơn 200 ml cà phê mỗi ngày có số lượng protein C-reactive nhiều hơn 30% và số lượng bạch cầu cao hơn 3% so với người không uống. Đây là 2 chỉ số cho biết nguy cơ bị chứng viêm nhiễm thành mạch máu, chỉ số này càng cao thì nguy cơ bị bệnh càng cao. Nữ giới uống có thói quen dùng cà phê có số lượng protein C-reactive nhiều hơn 38% và bạch cầu nhiều hơn 4% so với người không dùng.

        "Chúng tôi không nghĩ là một lượng cà phê nhỏ như vậy có thể gây hại đối với sức khoẻ của chúng ta. Các kết quả cho thấy nhìn chung những người uống cà phê thường xuyên có khả năng bị viêm nhiễm mạch máu cao hơn. Những gì cần làm trong thời gian tới là tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để chứng thực điều này", giáo sư Antonis Zampelas thuộc nhóm nghiên cứu nói.

        Các nhà nghiên cứu chưa xác định được chất nào trong cà phê gây tăng nguy cơ bị bệnh tim. Nhưng giáo sư Zampelas cho rằng cafestol và kahweol, 2 chất có trong cà phê không lọc, chính là thủ phạm vì chúng là tác nhân gây tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

        Việt Linh (theo BBC)

        Tác hại của Cà phê

        Cà phê - một chất độc hấp dẫn

        Hiện nay, khi chế biến cà phê, người ta thường cho vào những chất phụ gia có hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, họ có thể rang chất độn hơi khét để trộn vào cà phê; mà chất tạo ra khi cháy có thể gây ung thư.

        Cà phê được phát hiện tình cờ bởi một chàng mục tử. Anh ta nhận ra đàn cừu của mình luôn trở nên hưng phấn, kích động hẳn… sau khi ăn một loại hạt hoang dã mà ngày nay ta gọi là cà phê. Lúc đầu, đồ uống này thường được dùng trong các lễ hội, nhất là các lễ hội tôn giáo nhằm giúp các thầy tu có thể ngồi hành lễ thật lâu mà không buồn ngủ. Từ chỗ mọc hoang dã, cây cà phê đã được đem trồng khắp nơi trên thế giới. So với trước đây, cách chế biến cà phê ngày nay đã đổi khác.

        Có bao nhiêu loại cà phê?


        Nếu bạn có dịp đến một điểm bán cà phê đã chế biến thành dạng hạt, bạn sẽ thấy có rất nhiều loại như cà phê Chồn, Culi, Sẻ, Robusta, Arabica, Eakmak, Braxin... Thật ra, cây cà phê chỉ cho ra hai loại chính là Robusta và Arabica. Hàm lượng caffeine và mùi thơm của mỗi loại cũng khác nhau; Arabica thơm hơn nhưng hàm lượng caffeine chỉ bằng phân nửa loại kia.

        Vào mùa thu hoạch cà phê, những con chồn thường đến tìm ăn hạt cà phê chín, tròn, thơm ngon. Nhưng chúng không thể tiêu hóa được nên “đi ngoài” ra nguyên hạt cà phê. Những hạt này vốn đã thơm ngon nay lại được tẩm thêm men tiêu hóa nên càng có hương vị tuyệt diệu, chỉ để dành tặng và đãi khánh quý (giống như các trái cây khác, quả nào được chim, chuột chọn ăn đều là quả ngon). Ngày nay, những tay săn chồn đã làm mất hẳn nguồn đặc sản này. Cà phê chồn chỉ còn là những hạt cà phê tốt tuyển lựa trong số thu hoạch được.

        Điều đặc biệt là nếu để riêng chế biến thì hai loại Robusta và Arabica uống rất dở. Người ta phải pha chúng với nhau theo một tỷ lệ nào đó rồi đặt những cái tên mỹ miều như trên. Giá hạt Arabica chưa chế biến cao hơn Robusta. Nếu muốn thơm thì cho Arabica nhiều hơn, muốn đậm đà thì cho nhiều Robusta.

        Chất phụ gia và chất độn trong ly cà phê

        Để có hạt cà phê thơm ngon, người ta phải rang cà phê ở 180-240 độ C cho nước bốc hơi và hạt hấp thu được các chất tẩm ướp như rượu, bơ. Một số nơi tẩm lớp đường bên ngoài (10% trọng lượng là đường), khi uống khỏi cần thêm đường, có người gọi là cà phê chè. Một số nơi tẩm thêm nước mắm để tạo vị mặn đậm đà (gu ở các tỉnh miền Trung Việt Nam) hoặc vị chua (như các loại cà phê của châu Âu) hay nước cau (theo gu Đài Loan). Hiện nay, nhiều người nghi ngờ rằng cà phê còn được tẩm chất gây nghiện để thu hút khách hàng. Cà phê rang nếu không tẩm gì thì khi pha uống không có mùi vị thơm ngon, khó mà dùng được.

        Cà phê giúp giảm cân

        Giảm cân bằng cà phê
         
        Cà phê không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn mỗi ngày mà còn có công dụng giảm cân nếu bạn sử dụng đúng cách.

        Cà phê giúp bạn chuyển hóa năng lượng tốt hơn


        Cafein trong cà phê sẽ giúp acid béo trong máu chuyển hóa thành các năng lượng dễ tiêu thụ, nói một cách khác, một tách cà phê có thể thúc đẩy đốt cháy chất béo trong cơ thể. Cafein còn có tác dụng lợi tiểu, có thể làm cơ thể giải thoát bớt độc tố.


        Đại học Harvard nghiên cứu rằng, mỗi ngày sử dụng 500-600mg cafein, tương đương với khoảng 4 tách cà phê sẽ không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Do đó, bạn có thể dùng khoảng 2 tách cà phê/ngày mà không lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

        Uống cà phê đúng cách để giảm béo



         - 30 - 60 phút sau bữa cơm, hãy dùng một tách cà phê không đường. Một ly cà phê đen sau bữa tối sẽ giúp bạn giảm mỡ thừa, giúp lượng chất béo tích tụ trong cơ thể được đốt cháy nhanh hơn. Tuy nhiên, những người bị khó tiêu, mất ngủ, không nên uống cà phê vào buổi tối. Bạn cũng không nên uống cà phê lúc đói, nếu không muốn bị viêm loét dạ dày.

        - Trước khi tập thể thao khoảng 30 phút có thể uống một chút cà phê, cơ thể bạn sẽ hưng phấn hơn, các axit béo sẽ thành năng lượng tăng tốc độ đốt cháy mỡ thừa khi vận động.

        - Không được cho thêm đường vào cà phê: Nếu như bạn không quen với vị đắng của cà phê, có thể cho thêm 1ít sữa tươi. Nhất định không được cho thêm đường, bởi vì đường sẽ cản trở việc phân giải mỡ.

        - Cà phê nóng tốt hơn cà phê nguội vì nó giúp cơ thể giải toả năng lượng nhanh hơn.

        - Cà phê sấy khô vừa phải có hiệu quả hơn: cà phê sao kỹ, hương vị tất nhiên sẽ nồng đậm hơn, nhưng do lượng cà phê còn đọng lại rất ít nên không có tác dụng giảm béo.

        - 1 cốc 100 gram cà phê đen chỉ có 2,55 calo. Vì thế, sau khi ăn cơm uống cà phê đen, sẽ có tác dụng phân giải mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, cà phê đen có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong tim.

        Theo: Đẹp Online

        Cẩm nang Cà phê

        Cà phê uống không?
         
        Ngồi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng từ lâu đã là một tập quán văn hóa của nhiều thành phần trong xã hội, từ doanh nhân, nhân viên văn phòng cho đến công nhân lao động, không chỉ ở thành thị mà còn hết sức phổ biến ở các vùng nông thôn ngày nay. Vào những ngày cuối tuần, các quán cà phê thật đông đúc, tấp nập từ sáng cho đến khuya, vì có nhiều người uống cà phê buổi trưa, thậm chí buổi tối, ngay trước khi đi ngủ. 

        Cà phê đắng nhưng rất ngon. Điều này ai cũng phải công nhận. Nhưng uống cà phê có tốt không, uống bao nhiêu là đủ... thì chúng ta cần để tâm đến.

        Cà phê có chứa hoạt tính chất chính là cafein. Trong trà xanh, hạt coca, sôcôla... cũng có chứa cafein. Đây là chất có khả năng kích thích thần kinh trung ương và lợi tiểu. Sau khi vào cơ thể, cafein được hấp thu và phát tán nhanh chóng vào máu, rồi đến não đánh tan cơn buồn ngủ, làm sảng khoái và hưng phấn, tăng đường huyết, giảm cảm giác đói, làm nâng hoạt động và suy nghĩ nhanh.

        Cafein không tích lũy trong cơ thể mà được bài tiết qua nước tiểu vài giờ sau khi uống. Trong y khoa, cafein được dùng kích thích hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng, điều trị đau nữa đầu (migain), kết hợp trong một số thuốc giảm đau , thuốc cảm giảm lo âu buồn rầu trong thời gian ngắn. Cafein không có tác dụng giảm say rượu, mặc dù có nhiều người cho rằng uống một tách cà phê sẽ làm người say tỉnh rượu, nhưng thật ra đó là do gan có thêm thời gian chuyển hóa bớt một phần ethanol trong máu.

        Cafein gây ra tình trạng giảm hấp thu khoáng chất như sắt, canxi, kẽm magiê, kali và làm mất vitamin nhóm B, vitamin C. Cafein còn làm tăng cholesterol gây nguy cơ xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu cho biết người uống nhiều cà phê có nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2 lần người không uống. Một số người không quen dùng cà phê có thể bị kích thích, nhịp tim nhanh, buồn nôn, choáng váng, hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tăng tiết nước bọt, run rẩy và thường gặp nhất là mất ngủ. Một số người dùng cà phê để thức khuya đã mô tả cảm giác mất ngủ do cà phê là thấy mệt, muốn ngủ nhưng "đầu thì rất tỉnh", không thể ngủ được sau khi làm xong công việc và cần ngủ.

        Đã có rất nhiều nghiên cứu về lợi điểm và tác hại của cà phê đối với sức khỏe. Một quan điểm trung lập đã được thống nhất là sử dụng cà phê lượng vừa phải là tốt (với người đang sử dụng cà phê thường xuyên), không khuyến cáo nên sử dụng cà phê trong khẩu phần ăn hằng ngày và dùng quá nhiều cà phê thì không có lợi cho sức khỏe. Liều trung bình 250mg cafein một ngày (2 tách) là vừa phải và ít có nguy cơ về sức khỏe. Uống gấp đôi lượng trung bình được cho là quá liều, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

        Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ đậm đặc cũng như chất lượng của loại cà phê được pha chế. Cần lắng nghe cơ thể lên tiếng khi sử dụng cà phê. Sự nhạy cảm với cafein ở mỗi người mỗi khác và cũng phụ thuộc vào việc sử dụng thường xuyên hay không, cũng xảy ra hiện tượng "tăng đô" khi dùng kéo dài.

        Trẻ em không nên tập uống cà phê vì cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai uống cà phê có thể gây sảy thai, sinh non, thai ngưng hô hấp ngay sau khi sinh do thiếu cafein từ mẹ... do cafein hấp thu qua nhau thai. Phụ nữ thời kì tiền mãn kinh cũng không nên dùng nhiều cafein vì gây nguy cơ loãng xương. 

        Tác dụng tích cực của Cà phê

        Cà phê giúp nhìn đời màu hồng
         
        Chất caffeine trong cà phê khiến con người cảm nhận các yếu tố tích cực trong môi trường xung quanh nhanh và chính xác hơn.


        Sau khi uống chất caffeine, dường như con người thực hiện những công việc thần kinh đơn giản dễ dàng hơn. Một nghiên cứu trước đây chứng minh rằng, khi thấy những từ mang ý nghĩa tích cực – như “hạnh phúc” – con người sẽ nhận ra chúng nhanh hơn và chính xác hơn so với những từ mang nghĩa tiêu cực – như “buồn”.

        Để tìm hiểu nguyên nhân khiến con người nhận ra từ mang ý nghĩa tích cực nhanh hơn, Lars Kuchinke, một nhà tâm lý thực nghiệm của Đại học Ruhr tại Đức, quyết định thực hiện một thử nghiệm với chất caffeine trong cà phê. Kuchinke cùng các đồng nghiệp yêu cầu 66 người tình nguyện nhìn vào màn hình máy tính, nơi các từ có nghĩa và vô nghĩa xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Nhóm tình nguyện viên phải chỉ ra những từ có ý nghĩa thật nhanh và chính xác. Một nửa số tình nguyện viên uống giả dược, còn một nửa uống những viên thuốc chứa 200 mg caffeine khoảng 30 phút trước khi nhìn màn hình.

        Kết quả cho thấy, những người uống caffeine chọn lựa những từ mang ý nghĩa tích cực nhanh và chính xác hơn so với những từ mang ý nghĩa tiêu cực hay trung tính. Tình trạng tương tự không xảy ra ở nhóm người uống giả dược, Livescience đưa tin.

        “Mặc dù chất caffeine làm tăng khả năng hoạt động của não, tác dụng của nó chỉ thể hiện rõ đối với những từ mang ý nghĩa tích cực”, Kuchinke nói.

        Vài nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có thể chất caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương bằng cách tăng cường hoạt động của dopamine, chất kích thích thần kinh có khả năng tạo cảm giác hưng phấn.
        Nhóm của Kuchinke sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu xem caffeine có khả năng giúp con người nhận dạng những khuôn mặt hoặc bức tranh có sắc thái tích cực hay không.
        Theo Vnexpress

        Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

        Hãy trả lại tên Moka cho em!

        MOKA
        Moka khởi nguyên là tên của thành phố cảng Mocha ở Yemen. Quay trở lại thời xa xưa, người ta tin rằng trong chuyến đi đầy sóng gió của Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) từ Châu Âu đến với thế giới Ả Rập, đoàn tùy tùng của ông đã buộc phải lên bờ để tiếp thêm lương thực và nước uống tại Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay), bởi thuyền của ông đã không được cung cấp đủ chỗ chứa nhiều nhu yếu phẩm trên tàu.
        Trên thị trường nơi đây Polo nhận thấy một người Yemen mang cà phê từ Mocha đến bán, ông đã mua một số và trở về Châu Âu với cùng nhiều thứ hàng hóa khác. Tuy nhiên hạt cà phê Mocha vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở Châu Âu vào thời ấy mà phải đợi cho đến thế kỷ 17.
        Vị trí cảng Mocha bên bờ Biển Đỏ
        Vị trí địa lý của quê hương hạt Mocha ở Yemen
        Trong khoảng năm 1595 một Giáo sỹ Dòng Tên là Pedro Páez, được cho là người đầu tiên nếm thử cái vị cà phê Mocha nổi tiếng ấy, thuật ngữ “Cà phê Mocha” liên kết với cái tên Socola và biến thành hỗn hợp Coffee-Chocolate thì đúng là một kết quả của sự ảnh hưởng từ Châu Âu, chứ người dân Mocha không trồng mà cũng chẳng nhập Socola. Nhờ vị trí đặc biệt như nằm ngay trong cái miệng của Biển Đỏ, mà thành phố cảng Mocha thời ấy nhộn nhịp bởi sự giao lưu hàng hóa, nơi ăn ở nghỉ của các đội tàu giữa các nước trong vùng Ấn độ dương – châu Á nối với Lục địa Đen.

        Giống Cà Phê Liberia

        LIBERIA
        Cà phê mít hay cà phê Liberia (tên khoa học: Coffea liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa thuộc họ Thiến thảo) là một trong 3 loại chính của họ cà phê.
        Cây cà phê mít
        Cây cà phê mít

        Đặc điểm phân biệt

        Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn các loại cà phê khác là cà phê vối, cà phê mít. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là vì vậy. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh, tuy nhiên do năng suất kém, chất lượng không cao (Có vị chua) nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích.

        Ở Việt Nam

        Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.
        Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.
        Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng.
        Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo hương vị.
        Thông tin chưa được kiểm chứng: Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên thường có vị chua đặc trưng.
        Giá cà phê
        Theo Wikipedia

        Giống Cà phê Arabica

        ARABICA
        Cà Phê Chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffee arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
        Hình ảnh mô tả cây cà phê chè
        Hình ảnh mô tả cây cà phê chè
        Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
        Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
        Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
        Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
        Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
        Theo Wikipedia

        Các giống Cà phê

        ROBUSTA
        Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.
        Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.
        Cà phê Robusta ở Tây Nguyên

        Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

        Cà phê dzỏm

        CÀ PHÊ ĐỂU
        Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an vừa phá chuyên án “cà phê đểu” trên địa bàn TP.HCM, đóng cửa hàng loạt công ty chế biến cà phê từ đậu nành và hóa chất độc hại.
        Hình ảnh một “xưởng gia công chế biến đậu nành thành cà phê”
        Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an (C49) vừa phá chuyên án “cà phê đểu” trên địa bàn TP.HCM, đóng cửa hàng loạt công ty chế biến cà phê từ đậu nành và hóa chất độc hại.
        Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, 5 công ty chuyên chế biến cà phê với những nhãn hiệu có tiếng, cung cấp số lượng lớn ra thị trường đã bị đình chỉ hoạt động. Cơ quan chức năng cũng lập biên bản niêm phong hàng trăm tấn đậu nành, thu giữ nhiều loại hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất không được dùng trong thực phẩm…
        Xử lý tận gốc để cảnh báo người tiêu dùng
        Từ tháng 7.2012, sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài điều tra Hãi hùng cà phê đểu, lãnh đạo C49 đã chỉ đạo trinh sát vào cuộc truy tìm những công ty làm ăn bất lương này. Sau nhiều ngày đeo bám, trinh sát phát hiện một số thương hiệu cà phê có dấu hiệu bất thường nên quyết định làm rõ. Những thương hiệu cà phê này hầu hết đều có bao bì mẫu mã đẹp, bắt mắt người tiêu dùng, có số lượng tiêu thụ lớn ở TP.HCM và một số tỉnh phía nam, nhưng sau khi kiểm nghiệm thì đều có chứa chất độc hại nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tất cả 5/5 mẫu sản phẩm cà phê được C49 gửi đi kiểm nghiệm đều có thành phần độc tố nguy hiểm. Giữa tháng 8.2012, lãnh đạo C49 quyết định phê duyệt chuyên án và chỉ đạo trinh sát đấu tranh trong thời gian sớm nhất, xử lý tận gốc để cảnh báo người tiêu dùng.
        Đầu tháng 9.2012, lực lượng cán bộ C49 được tăng cường từ Hà Nội vào TP.HCM, bí mật trinh sát toàn bộ quy trình sản xuất cà phê từ lò rang cho đến nơi chuyên làm công việc xay và đóng gói của những công ty sản xuất cà phê “trong danh sách đen”. Trong khi đó, để đối phó với cơ quan chức năng, các công ty làm ăn bất lương này hầu hết đều có địa chỉ “sản xuất” và đóng gói riêng biệt. Theo quy trình, mỗi khi rang và chế biến ở lò rang xong, hàng sẽ được công nhân vận chuyển về nơi đóng gói thành phẩm bằng xe ô tô. Trước khi mang đi tiêu thụ, sản phẩm mới được đóng thành từng bịch loại 500 gr, 1 kg và trên tất cả bao bì đều ghi rõ thành phần: “100% cà phê nguyên chất như Robusta, Arabica, Moka…”, để qua mặt người tiêu dùng.
        Một số thương hiệu cà phê chứa độc tố
        Bắt quả tang đậu nành và hóa chất
        Quyết định phá án, lực lượng của C49 phối hợp với Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra Công ty CP Đại Hoàng Thủy, có chi nhánh ở xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn (TP.HCM), chuyên kinh doanh, sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan và phát hiện những bất thường đầu tiên. Theo đó, tại kho thành phẩm của chi nhánh công ty này có 5 loại sản phẩm không có trong hồ sơ công bố, gồm: Paris Coffee loại bịch vàng 500 gr; Paris Coffee thượng hạng, bịch đen loại 500 gr và 2 loại cà phê bột Hoàng Thủy…
        Riêng tại xưởng rang nguyên liệu ở xã Đông Thạnh (cách chi nhánh công ty 1,5 km), công ty không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đoàn kiểm tra phát hiện tại xưởng rang nguyên liệu có nhiều loại hóa chất không rõ nguồn gốc (trong đó có cả chất tạo sánh cà phê) và 15 kg bắp, 180 kg đậu nành. Đoàn công tác quyết định đình chỉ xưởng rang nguyên liệu của công ty này cho đến khi đảm bảo vệ sinh, thủ tục hồ sơ pháp lý; đình chỉ sản xuất kinh doanh 5 loại cà phê bột không có trong hồ sơ công bố; đình chỉ sản xuất kinh doanh 2 nhãn sản phẩm cà phê bột, cà phê sữa 3 in 1 không đúng với nội dung đăng ký.

        Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

        Cà phê và Cuộc sống

        Cà phê và tách

        Một nhóm bạn học nay thành đạt rủ nhau về thăm thầy cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu kể lể, than phiền về những sức ép trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy vào bếp lấy cà phê mời học trò cũ của mình.

        Ông đem ra rất nhiều những chiếc tách khác loại: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thủy tinh, chiếc thì bằng pha lê, một vài chiếc trông rất đơn sơ, vài chiếc đắt tiền, vài chiếc khác lại được chế tác cực kỳ tinh xảo. Người thầy bảo những "người thành đạt" tự chọn tách và rót cà phê cho mình.

        Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy đáng kính mới bắt đầu từ tốn:

        - Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: ai cũng chọn những chiếc tách đắt tiền, chẳng ai thèm màng đến những chiếc tách nhựa giá rẻ cả. Có lẽ các em sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn cơn của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.

        Các em à, những chiếc tách kia đâu có làm ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Tất cả những gì các em cần là cà phê chứ không phải là tách. Thế mà thường thì các em chỉ chăm chăm lo kiếm những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.

        Hãy suy ngẫm điều này nhé: cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Và những "chiếc tách" này không hề xác định hay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi do cứ mãi để ý vào những "chiếc tách hư danh" mà chúng ta bỏ lỡ việc hưởng thụ cuộc sống.

        Món quà mà Thượng đế ban tặng cho con người là cà phê chứ không phải tách. Vậy thì cứ thoải mái nhâm nhi cà phê của mình và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.


        Xem: