Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Cà Phê dỏm tràn ngập thị trường

HÃY NGHĨ TRƯỚC KHI ĂN HOẶC UỐNG 
ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Thông điệp này đã được đưa ra trên toàn thế giới nhân ngày MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI 05/06/2013, nhưng để áp dụng cụ thể đối với từng ngành hàng cần có những phân tích và định hướng. Đoạn cuối của thông điệp đưa ra hướng dẫn khá rõ ràng: “để có thể đưa ra một quyết định sáng suốt, bạn nên chọn các loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Chọn mua những sản phẩm ngay tại địa phương cũng có nghĩa là thực phẩm không phải bay nửa vòng trái đất và khi đó có thể hạn chế khí thải. Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ trước khi ăn hay uống để bảo vệ môi trường!”

Trở lại vấn đề cụ thể đối với ngành hàng Cà phê, hiện đang có hàng loạt các bài báo về Cà phê dỏm, cà phê đấu trộn phụ liệu và hóa chất,…mà chúng ta cần quan tâm vì Tổng Cty Tín Nghĩa vừa là Nhà xuất khẩu Cà phê Top 10 VN trong nhiều năm liền vừa là Nhà sản xuất sản phẩm Cà phê rang xay và Cà phê hòa tan hỗn hợp.

Sau đây xin trích dẫn một số bài viết liên quan sản phẩm cà phê trên thị trường:

1. Còn ai dám uống “Cà phê nguyên chất”?
Trước thực trạng Cà phê bẩn, Cà phê tạp tràn lan ảnh hưởng đến sức khỏe, thị trường Cà phê rang xayrầm rộ khắp thị trường đáp ứng cho những thực khách ghiền Cà phê. Nhưng ngay cả những hạt Cà phê liệu có nguyên chất?

Vương Bình, chủ quán Cà phê Cóc ở quận Tân Bình trong một dịp tình cờ vào một cơ sở sản xuất Cà phê rang xay đã chia sẻ: “Cơ sở này là một trong nhiều địa điểm rang xay chế biến Cà phê để bán và bỏ mối lại cho các công ty Cà phê khác phục vụ thị trường. Nguyên liệu đậu nành, Cà phê, bột bắp, caramel, bơ,…do khách hàng mang đến và được cơ sở này chế biến, gia công và đóng gói thành bao.”

Cơ sở này cho biết, đa phần Cà phê bên ngoài thị trường bây giờ đều là từ đậu nành rang lên mà ra. Chỉ những loại Cà phê có thương hiệu hay Cà phê giá cao trên 150 ngàn/bịch thì may ra mới có Cà phê thật.

Cùng theo chân Vương Bình để thấy quy trình gia công hạt đậu nành thành Cà phê.

Những Thùng đựng caramel dùng để trộn vào đậu nành khi gia công, mục đích là để tạo mùi hương cho đậu nành giống như Cà phê.
Những thùng bơ như thế này được đổ ra thùng chuẩn bị công việc pha chế hương liệu!!
Theo lời của nhân viên cơ sở này, mỗi nơi chế biến Cà phê đều có 1 công thức pha trộn khác nhau, cách gia công chế biến Cà phê cũng giống như khi nấu ăn: trộn bơ, đường, nước mắm, muối, caramel…theo tỷ lệ tùy nơi chế biến. Nhưng mục đích chung đều là: cho ra một hỗn hợp giống Cà phê nhất, thơm nhất, ngon nhất!!!


2. Cà phê từ bột đậu nành và thuốc ký ninh

Để tăng vị cafe, người bán còn có thể dùng một giọt hóa chất "tinh cafe" được bày bán công khai ở các chợ. “Chỉ cần cho vào mỗi ly một giọt thôi là hương vị khác hẳn. Bán cafe không dùng cái này thì khách không thích đâu, cứ mua về thử dùng mà xem”, bà Trang, chủ tiệm hóa chất phụ gia ở chợ Kim Biên, TP HCM đon đả giới thiệu khi vị khách muốn mua hương liệu cafe về pha bán quán.

Ghi nhận của VnExpress.net, ở chợ này bán tràn lan các loại tinh cafe (thực chất là hóa chất phụ gia) với nhiều hương khác nhau như cafe chồn, cafe Đức… có giá 20.000 - 35.000 đồng cho 100 ml.

Tinh cafe màu đen, dạng lỏng, được trữ trong những chiếc can lớn không nhãn mác. Khi nào có người mua, nhân viên mới chiết sang bình nhỏ hơn theo số lượng mà khách yêu cầu. Sau khi lấy cho khách 100 ml tinh cafe giá 20.000 đồng, bà Trang dặn kỹ là không nên dùng nhiều vì không tốt cho sức khỏe, mỗi ly cafe chỉ nên cho vào một giọt hương liệu này là đủ rồi.

Hóa chất mua tại chợ Kim Biên

Một ly cafe pha phin bình thường và dùng đến nước thứ ba, chỉ cần cho một giọt tinh vào là dậy mùi thơm phức như hàng nguyên chất, vị cũng đắng hơn.
Giới kinh doanh cafe cho rằng trong các loại hóa chất dùng pha cafe dỏm thì chất tạo bọt là nguy hiểm nhất và không nên dùng, một số nơi có pha ký ninh vào để tạo vị đắng. Những người kinh doanh cafe thương hiệu cho hay với bất kỳ hóa chất nào, dùng nhiều hay không biết cách sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.



3. UỐNG CÀ PHÊ ĐỂ SỐNG HAY CHẾT?

THẾ NÀO LÀ CÀ PHÊ GIẢ?

Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê: Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như chocolate, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Nếu là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm có thể coi đó là cà phê thật.

Vậy cà phê thế nào là giả (?) – Đó là loại cà phê công bố là cà phê nhưng tỉ lệ cà phê thấp, độn nhiều chất lạ không phải cà phê nhưng rang cháy và sử dụng các thủ đoạn để người tiêu dùng tưởng là cà phê nguyên chất. Đặc trưng của loại cà phê được coi là giả khi các nhà sản xuất, pha chế không công bố thành phần các chất độn trong cà phê thành phẩm. Còn cà phê sản xuất không đảm bảo ATVSTP thì gọi là cà phê bẩn, sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc để sản xuất và chế biến, pha chế cà phê là cà phê độc. Rất cay đắng, không ít quán cà phê trên cả nước hiện nay đều sử dụng loại cà phê giả, bẩn, độc này.

Ghê sợ cà phê giả, bẩn và độc

1 kg cà phê nhân rang, xay xong chỉ còn 0,7 kg, 1 kg cà phê bột nguyên chất chỉ có thể pha được 25 ly cà phê là đã rất cao tay rồi. Giá cà phê nhân khô trên thị trường giao động trong khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, vậy giá thành tối thiểu cà phê bột phải là 100.000 đồng/kg. Giá 1 ly cà phê tối thiểu cũng phải 10.000 đồng/ly. Vậy mà trên khắp các vỉa hè TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đang bán với giá 8.000 đồng/ly. Vậy đó là cà phê gì? Tôi đã đến một cơ sở chế biến cà phê ở phường Bình Trưng Tây (Q.2 TP.HCM). Trong một gian xưởng thấp tè, nóng hừng hực, bốn công nhân chân đất đang xả “cà phê” rang rồi xuống sàn xưởng, dùng xẻng đảo cho nguội trước khi xúc đổ vào họng máy xay. Mùi hóa chất hăng nồng bốc lên. Nhìn kỹ cái đống gọi là cà phê tôi thấy rõ chỉ khoảng 20% là hạt cà phê mà chủ yếu là hạt méo mó, hạt lép, còn chủ yếu là hạt ngô, hạt đậu nành. Những hạt này được rang cháy tẩm dầu mỡ và tinh dầu thơm mùi cà phê trông bóng loáng và thơm nức.

Cái đống gọi là cà phê trong xưởng kia có thành phần như sau: 20% cà phê xấu mua giá rẻ từ sàng sẩy ở các cơ sở xuất khẩu tại Tây Nguyên, 60% là đậu nành Campuchia, 20% ngô hạt. Hương liệu là tinh dầu hóa học cùng các loại mỡ hóa chất mua từ chợ Kim Biên. Giá thành làm ra là 35.000 đồng/kg bột, bán ra 60.000 đồng/kg. Đó là nguyên liệu chính để pha ra cái nước uống gọi là cà phê đang có mặt trên mọi nẻo đường đất nước.

Thế đấy, ngay cả uống chất độc cũng dễ trở thành một thói quen. Vẫn biết là cà phê rởm rồi, nhưng thấy thơm nhiều người cứ uống đại. Thậm chí có người uống xong thấy nôn nao cả người giống như say xe. Hóa chất trong cà phê giả ghê thật. Vậy mà thiên hạ cứ uống đều đều.

---------------------------
Cà phê chỉ mới du nhập vào Việt Nam hơn 100 năm nay và đồn điền đầu tiên trồng cà phê trên mảnh đất chữ S này cũng chỉ mới có từ năm 1888, nhưng hiện nay Việt Nam đã là nước sản xuất và xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và hơn nữa cà phê đã là thứ nước uống thường dùng của dân ta, có lẽ chỉ có sau nước chè.

Thói quen uống cà phê đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều người Việt Nam, và các quán cà phê xuất hiện ở mọi hang cùng ngỏ hẽm. Đến mức mọi quán giải khát bây giờ đều có thể gọi là quán cà phê. Chỉ riêng hai điều kiện nguồn nguyên liệu sẵn có và sự phổ biến của thói quen ngồi quán cà phê/ uống cà phê như vậy đã đủ để xác định Việt Nam đang là thị trường lớn tiêu thụ cà phê. Chỉ tiếc một điều không ở đâu trên thế giới này tiêu thụ một thứ cà phê giả, độc hại như ở Việt Nam.

Đó là nhận định của của Nhóm Phóng viên báo An Ninh Thủ Đô.

Để thay đổi thói quen người tiêu dùng, cần khởi đi từ nhận thức. Vì vậy, điều mong muốn của Scafe’ khi kiên quyết theo hướng sản phẩm sạch, an toàn cũng là để đảm báo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Hãy khởi đầu ngày mới bằng sự lựa chọn đúng! 

Scafe’ cam kết cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.

(tổng hợp theo internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét