Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Chữ Tâm bằng ba chữ Tài

CÁI "TÂM" CAO QUÝ
Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động từ xa đến tỉnh này. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương. Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Đặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó. Những tiếng rỉ tai: “Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ hồ hởi kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Đúng là người nhà quê”- Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩm môi đánh thượt một cái và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.
– Xin chào.. xin….
Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Đi đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi” Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vờ ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản.
“Mình đâu phải là thằng ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” – Người phụ nữ xót xa nghĩ. Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Đúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh. Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói:
- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không?
Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:
- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ? Người phụ nữ gật đầu:
- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?

Loại trừ căng thẳng

20 BÍ QUYẾT ĐỂ LOẠI TRỪ CĂNG THẲNG
1/ Hãy yêu thích việc mình làm, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn
2/ Xét lại các yếu tố gây căng thẳng. Cố loại bỏ những yếu tố nào gây trói buộc và gây bực mình vô ích
3/ Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người. Bạn cần hiểu rằng: ta không thể nào làm được điều đó.
4/ Hãy sống đúng với con người mình. Tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.
5/ Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình.
6/ Thỉnh thoảng hãy ra nơi thanh vắng và nhìn lại nội tâm mình.
7/ Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra những điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.
8/ Muốn tránh dằn vặt suy tư, hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình làm được hôm nay.
9/ Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không đủ thời gian để giải quyết.
10/ Dành thì giờ để làm việc mình ưa thích, hoặc chỉ ngồi mà mơ mộng vẩn vơ.

Bạn quan tâm điều gì?

THẮNG VÀ THUA
“Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. 
Nhưng người biết hy sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng”
- Nếu người chiến thắng luôn tìm cách giải quyết vấn đề
          thì kẻ thua cuộc thường dễ nản lòng mỗi khi gặp phải khó khăn.
- Nếu người chiến thắng luôn chịu trách nhiệm cho hành động của mình
          thì kẻ thua cuộc lúc nào cũng tìm lời bào chữa cho những hành động của mình.
- Nếu người chiến thắng nói: “để tôi giúp bạn làm điều đó
          thì kẻ thua cuộc thường né tránh: “đó không phải công việc của tôi”.
- Nếu người chiến thắng nói: “có lẽ khó nhưng tôi tin mình sẽ làm được
          thì kẻ thua cuộc lại bảo rằng: “tôi làm được nhưng nó khó quá”.
- Nếu người chiến thắng luôn quyết tâm thực hiện lời cam kết của mình
          thì người thua cuộc chỉ biết hứa hẹn.
- Nếu người chiến thắng cho mình là một thành viên trong tập thể
          thì kẻ thua cuộc thường tách mình ra khỏi tập thể.
- Nếu người chiến thắng luôn biết tìm kiếm cơ hội trong mọi trở ngại
          thì kẻ thua cuộc chỉ nhìn thấy toàn trở ngại trong mỗi cơ hội.
- Nếu người chiến thắng luôn muốn tất cả mọi người cùng thắng
          thì kẻ thua cuộc lại tin rằng họ sẽ là người duy nhất chiến thắng.
- Nếu người chiến thắng thường trình bày những lời lý lẽ vững chắc bằng ngôn từ mềm mại
          thì kẻ thua cuộc luôn sử dụng những lý lẽ yếu ớt bằng ngôn từ cứng rắn.
- Nếu người chiến thắng kiên định với những giá trị cao đẹp và bỏ qua những điều nhỏ nhặt
         thì kẻ thua cuộc hơn thua nhau bằng những điều nhỏ nhặt mà bỏ qua những giá trị cao đẹp của cuộc sống.
- Nếu người chiến thắng sống theo quan điểm: “đừng làm những điều mà bạn không muốn người khác làm cho mình”
       thì kẻ thua cuộc lại sống theo phương châm: “phải quan tâm bản thân mình trước tiên”. 
Bạn là kẻ thua hay người thắng? 
Ngô Thích sưu tầm

Thông điệp cuộc sống

GIA VỊ CHO CUỘC SỐNG
“Cuộc sống không phải là những ngày trôi đi
Mà là những ngày còn in sâu trong trí nhớ”
Thêm một chút ngọt ngào để cảm nhận được vị mật ngọt của tình yêu thương, sự bao dung, đồng cảm, sự chia sẻ, động viên những lúc khó khăn và những nụ cười luôn thường trực trên môi.
Thêm một chút mặn chát từ món quà của biển cả để cảm nhận ra rằng cuộc sống là phải biết đối diện với thực tại, là phải biết đương đầu với những trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua, là phải nếm trải sự đau thương để biết tự đứng dậy sau những lần vấp ngã.
Thêm một chút cay nồng để hiểu rằng không có gì là sự viên mãn, để thấy chẳng phải cuộc đời mình chỉ toàn niềm vui mà còn có cả những nỗi buồn, sự bất hạnh và biết đôi khi phải đánh mất đi nhiều thứ để tìm được chân lý giản đơn đến không ngờ.
Thêm một chút chua để biết tự bảo vệ mình trước những lời dụ dỗ, trước con đường sa đà để tự tạo vỏ bọc cho mình, tránh xa cái xấu, hướng tới cái đẹp và những điều thiện chí.
Thêm một chút nóng sốt khi vươn tới đỉnh cao, khi thành công, khi chiến thắng, khi giấc mơ trờ thành hiện thực hay chỉ là khi tự tin kiểu hãnh ngẩng cao đâu mà bước về phía trước.
Thêm một chút nguội lạnh khi người yêu quay lưng bước đi, khi bước chân đi mà vẫn chưa tìm được điểm dừng, hay khi bên cạnh mình chẳng còn một bóng hình, một gương mặt thân quen.
Và nhớ rằng mỗi khi gia vị chỉ nên “thêm một chút” để có thể cảm nhận hết cay – đắng – ngọt – bùi … để thấy sự cân bằng trong cuộc sống. Đừng quên mất mà bỏ đi thứ này hay thứ kia, cũng đừng bỏ quá ít cái này, quá nhiều cái kia vì cần một lượng vừa phải là đủ, cuộc sống mới hết vô vị, tẻ nhạt và buồn chán.
Hãy nhào nặn cuộc sống theo ý muốn. Đừng quên những gia vị đó. Chúc bạn thưởng thức cuộc sống “ngon miệng”.
St

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Hành động vì môi trường!

--- Hãy Bảo vệ Môi Trường
Bằng giải pháp KINH TẾ XANH ---

Ngày Môi Trường Thế Giới 5/6/2012 với chủ đề: “Green Economy: Does it include” you? Tạm dịch là: Kinh tế Xanh: Có bao gồm bạn không? Chủ đề này nhấn mạnh rằng, Kinh tế Xanh có vai trò quan trọng để chúng ta suy nghĩ lại về cách phát triển kinh tế nếu muốn tạo ra một tương lai tươi sáng.


Kinh tế Xanh được UNEP định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Một nền Kinh tế Xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, vận tải ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, dịch vụ cấp nước sạch nâng cao, tiết kiệm năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp bền vững. Nguồn lực đầu tư cho Kinh tế Xanh được thu hút, hỗ trợ bởi chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như sự phát triển các chính sách và hạ tầng thị trường quốc tế.
Hiểu một cách đơn giản, Kinh tế Xanh là nền kinh tế ít phát thải cacbon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. Kinh tế Xanh không thay thế phát triển bền vững mà là chiến lược kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Hàn Quốc... đã đầu tư hàng trăm tỷ USD cho chính sách Kinh tế Xanh, coi đó là sự đầu tư tốt nhất đối với phát triển bền vững của quốc gia, vừa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tạo việc làm. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Kinh tế Xanh tuy còn khá mới mẻ song bước đầu đã có sự chuyển hướng đầu tư vào các công nghệ sản xuất sạch hơn, một trong các tiêu chí của nền Kinh tế Xanh.
Cty Kinh Doanh Nông Sản trong nỗ lực của mình cũng đang cố gắng duy trì sản phẩm Scafe’ theo hướng SẢN PHẨM XANH, SẠCH, AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.
Hưởng ứng cuộc vận động của Công đoàn cơ sở Tổng Cty Tín Nghĩa, về chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, xin trích đăng lại bài phát biểu của Severn Suzuki như một lời cảnh tỉnh cho tất cả, hãy hành động ngay hôm nay vì môi trường XANH, SẠCH cho chính chúng ta, và cho các thế hệ tương lai….
Severn, cô gái 12 tuổi đã khiến tất cả thế giới phải "im lặng" trong 6 phút bởi những lý lẽ sắc bén và đanh thép của mình.
-          Nếu các vị không thể sửa chữa tình hình, xin đừng làm nó tệ hơn nữa!
-          Các vị sẽ nói là yêu thương chúng tôi, nhưng tôi xin được thách thức các vị rằng hãy để cho hành động của mình đúng với lời nói.
Năm 1992, Severn, cô gái Canada và những người bạn của mình đã đến với Hội thảo vì môi trường (Rio) bằng chính tiền của cô và các bạn dành dụm được.
Giờ đây, Severn đã 33 tuổi nhưng bài diễn văn của cô cách đây hơn 20 năm vẫn sống mãi với thời gian bởi những lời lẽ và lập luận sắc bén, đanh thép của mình, cũng như phản ánh rất đúng thực tại cuộc sống xã hội ngày ấy và bây giờ.
--------------------
Xin chào, tôi là Severn Suzuki thay mặt cho ECO – Tổ Chức Trẻ Em Vì Môi Trường.

Chúng tôi là một nhóm những người 12 – 13 tuổi đang cố gắng tạo ra một sự khác biệt : Vanessa Suttie, Morgan Geisler, Michelle Quigg và tôi. Chúng tôi đã tự tiết kiệm tiền để đến được đây, đi hơn 5000 dặm để nói cho người lớn các vị rằng, các vị phải thay đổi. Đến đây hôm nay, tôi không có một chương trình nghị sự bí mật nào cả. Tôi đang chiến đấu vì tương lai của mình.
Mất đi tương lai của mình không giống như thua một cuộc bầu cử, hay mất đi vài điểm trên sàn chứng khoán. Tôi ở đây để nói thay cho tất cả các thế hệ tương lai. Tôi ở đây để nói thay cho những đứa trẻ đang chết đói mà không ai có thể nghe được tiếng khóc của chúng. Tôi ở đây để nói thay cho vô số loài động vật đang chết dần trên cả hành tinh này vì không có nơi nào để đi. Tôi sợ phải ra ngoài ánh sáng mặt trời vì những lỗ thủng trong tầng ozone. Tôi sợ phải hít thở vì không biết trong không khí có những hóa chất gì. Tôi từng đi câu cá ở Vancouver – quê hương tôi – cùng với cha tôi cho đến vài năm về trước khi biết rằng lũ cá mang đầy bệnh tật. Và giờ đây chúng tôi nghe tin rằng nhiều động vật, thực vật đang tuyệt chủng hàng ngày – biến mất mãi mãi.
Tôi đã từng mơ về việc được nhìn thấy những đàn gia súc lớn, những khu rừng rộng đầy chim chóc và bướm, nhưng bây giờ tôi không biết chúng có còn tồn tại để con cái tôi được chứng kiến hay không.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Cà phê

TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ
1.      LƯỢC LỊCH SỬ TRỒNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC [1]
Trên thế giới cây cà phê chè đầu tiên mọc hoang dại ở cao nguyên Etiopia (châu Phi). Sau được đạo quân xâm lược Êtiôpia đưa sang Arập từ thế kỉ 13 – 14. Năm 1575 được đưa sang trồng ở Yemen ( thuộc Arập). Thế kỉ 17 được đưa sang Ấn Độ, 1658 sang Xirilanca, và từ đó sang đảo Java (Indonesia). Sau đó chỉ trong vòng nửa thế kỉ cà phê đã xuất hiện vòng quanh thế giới(Bắc Mỹ, Braxin). Năm 1968 một trận dịch Hémeleia và statrix phát triển ghê gớm, cà phê chè (Arabica) khó trồng ở xứ nóng ẩm, do đó người ta đã bắt đầu nghiên cứu và phát hiện ra những loại cà phê khác thay thế cho loại cà phê chè như C.canephora C.Lideraica mọc hoang dại ở miền hoang dại ở miền rừng núi ẩm của Châu Phi.
Ở Việt Nam, cây cà phê chè ( Arabica) thấy từ 1857 ở Quảng Trị và Bố Trạch (Bình Trị Thiên). Đến 1870 đã thấy một số cây cà phê xuất hiện ở nhà tu Thiên Chúa giáo (Hà Nam Ninh). Năm 1888, thực dân Pháp chiếm nước ta, chúng thành lập những đồn điền cà phê ở trung du như Chinê, Xuân Mai, Sơn Tây làm theo phương thức du canh, năng suất cao nhất những năm đầu là 400 – 500 kg/ha. Sau đó thấp dần còn 100 – 150 kg cà phê nhân trên 1 ha.
Để cứu vãn tình hình ấy, thực dân Pháp đã đưa vào Việt Nam loại cà phê vối (C.Robusta) và cà phê mít (C.excelsa Chari) 1908 thay thế cho loại cà phê chè vùng thấp, năm 1910 những đồn điền cà phê mới lại tiếp tục mọc lên ở Hà Tĩnh, năm 1911 ở Yên Mỹ (Thanh Hóa), 1915 ở Nghĩa Đàn ( Nghệ An ). Đồng thời cũng thăm dò khả năng thích nghi của cà phê ở Tây Bắc. Năm 1925 cà phê được phát triển ở Tây Nguyên.

2.      ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÀ PHÊ [1,6]
2.1     Đặc tính thực vật:
Các loại cà phê thuộc giống coffea gồm gần 70 loại khác nhau, chỉ có khoảng 10 loại đáng chú ý về giá trị trồng trọt. Trên thế giới hiện nay thường trồng 3 loại cà phê chính :
-         Giống Arabica
-         Giống Robusta
-         Giống Chari
Các giống này đều có thời gian thu hoạch khác nhau nên có thể bổ sung thời vụ cho việc trồng trọt và thu hoạch các giống chính
2.1.1   Cà phê Arabica:
Thường gọi là cà phê chè. Đây là loại trồng nhiều nhất trên thế giới. Nguồn gốc giống này là ở cao nguyên Etiopia vùng nhiệt đới Đông Châu Phi. Arabica cao từ 3 – 5 m, trong điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi có thể cao đến 7m, độc thân hoặc nhiều thân, lá hình trứng hoặc hình lưỡi mác, quả thường hình trứng có khi hình tròn, khi quả chín có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng, đường kính quả 10 – 15 mm. Số lượng qủa từ 800 – 1200 quả/kg. Thời gian nuôi quả từ  6 – 7 tháng. Trong điều kiện thời tiết khí hậu miền Bắc, cà phê Arabica chín rộ vào tháng 12 và tháng 1. Ở Tây nguyên cà phê chín sớm hơn 2 đến 3 tháng so với miền bắc. Khi quả chín nếu mưa dễ bị nứt và rụng. Trong một quả thường có hai nhân. Một  số ít quả có 3 nhân. Nhân có vỏ lụa màu bạc bám cứng vào nhân. Ngoài vỏ lụa là vỏ trấu cứng, ngoài cùng là vỏ thịt. Từ 5-7 kg quả sẽ thu được 1 kg nhân cà phê sống. Màu hạt xám xanh, xanhlục, xanh nhạt, tùy theo cách chế biến. Lượng caffein có trong cà phê nhân khoảng 1- 3% tùy theo giống.
2.1.2   Cà phê Robusta:
Thường gọi là cà phê vối. Nguồn gốc ở khu vực sông Conggô và miền núi thấp xích đạo và nhiệt đới Tây châu Phi. Robusta cao từ 5 – 7 m. Quả hình trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu đỏ thẫm. Vỏ quả cứng và dai hơn cà phê Ababica. Từ  5-6 kg quả sẽ thu được 1 kg nhân. Quả chín từ tháng 2 đến tháng 4 ở miền bắc, ở Tây nguyên chín sớm hơn từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc biệt loại cà phê Robusta không ra hoa kết quả tại các mắt cũ của cành. Nhân hình hơi to tròn, to ngang, vỏ lụa màu ánh nâu bạc. Màu sắc của nhân xám xanh, xanh bạc, vàng mỡ gà… Tùy thuộc chủng và phương pháp chế biến lượng cafein có khoảng 1,5 -3 %.
2.1.3   Cà Phê Chari:
Thường gọi là cà phê mít. Nguồn gốc ở xứ Ubangui Chari thuộc Biển Hồ gần sa mạc Xahara, loại này được đưa vào Việt Nam 1905. Chari cây lớn cao 6- 15 m lá hình trứng hoặc lưỡi mác, gân lá nổi nhiều ở mặt dưới. Quả hình trứng, núm hơi lồi và to. Quả chín cùng một lúc với đợt hoa mới, cho nên trên cùng một đốt cành có thể có đồng thời quả chín, quả xanh, nụ hoa, hoa nở và nụ quả. Đó là điều bất lợi trong thu hoạch. Quả thường chín vào tháng 5 đến tháng 7.

Hoa của ba loại cà phê trên dều nở cả chùm, màu trắng và hương thơm ngát.

Making Flavour

CON ĐƯỜNG TẠO HƯƠNG VỊ
TRONG QUÁ TRÌNH RANG CÀ PHÊ
1.      CON ĐƯỜNG TẠO HƯƠNG [7,8,9]
Hiện nay người ta cho rằng hương của cà phê tạo thành bao gồm trên 800 hợp chất. Tuy nhiên việc cảm nhận hương còn tùy thuộc vào nồng độ và ngưỡng cảm nhận mùi của mỗi hợp chất. Và chỉ có một nhóm nhỏ các hợp chất thường ở nồng độ cao và có ngưỡng cảm nhận mùi thấp sẽ hình thành hương cà phê.
Theo một số báo cáo con đường tạo hương trong khi rang cà phê gồm những cách thức như sau:
a)         Phản ứng Maillard: giữa các hợp chất chứa nitơ (acid amin, protein, trigonelline, serotonine) và các hợp chất carbonhydrate, hydroxy-acid,
b)         phenol.
c)         Sự phân hủy Strecker:
d)         Sự phân hủy của các acid amin: đặc biệt là các sulfur acid amin, hydroxy amino acid và proline
e)         Sự phân hủy của trigonelline:
f)          Sự phân hủy của đường.
g)         Sự phân hủy của phenolic acid, đặc biệt là phân hủy một nữa quinic acid
h)         Sự phân hủy các lipid không quan trọng
i)           Sự tương tác giữa các sản phẩm trung gian do phân hủy
v         Vai trò của các hợp chất thơm tạo thành:
Ø         Các hợp chất furan được tìm thấy là nhóm chất mạnh nhất trong các chất thơm. Chúng có hương giống như hương caramel do là sản phẩm của phản ứng phân hủy đường.
Ø         Kế đến là các hợp chất chứa lưu huỳnh (pyrazine). Pyrazine tạo mùi giống như  mùi nướng (bỏng ngô, bánh mì nướng, cây óc chó walnut). Pyrazine có ngưỡng cảm nhận mùi thấp nhất trong tất cả nên nó góp phần tích cực trong hương cà phê.
Ø         Đứng thứ ba là các hợp chất pyrrole. Pyrrole tạo mùi giống mùi caramel và mùi nấm trong cà phê.
Ø         Các hợp chất thiophen thường tạo mùi giống như mùi thịt, đây là sản phẩm của phản ứng Maillard giữa các amino acid chứa lưu huỳnh và đường.
Ø         Thiazole là sản phẩm của phản ứng  phân hủy đường và chiếm thành phần ít hơn.
Bảng số liệu dưới đây nêu ra các hợp chất ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hương cà phê
(OAV – Odor Activity Value: tỉ lệ thành phần của các phân tử ở ngưỡng cảm nhận mùi)