Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Making Flavour

CON ĐƯỜNG TẠO HƯƠNG VỊ
TRONG QUÁ TRÌNH RANG CÀ PHÊ
1.      CON ĐƯỜNG TẠO HƯƠNG [7,8,9]
Hiện nay người ta cho rằng hương của cà phê tạo thành bao gồm trên 800 hợp chất. Tuy nhiên việc cảm nhận hương còn tùy thuộc vào nồng độ và ngưỡng cảm nhận mùi của mỗi hợp chất. Và chỉ có một nhóm nhỏ các hợp chất thường ở nồng độ cao và có ngưỡng cảm nhận mùi thấp sẽ hình thành hương cà phê.
Theo một số báo cáo con đường tạo hương trong khi rang cà phê gồm những cách thức như sau:
a)         Phản ứng Maillard: giữa các hợp chất chứa nitơ (acid amin, protein, trigonelline, serotonine) và các hợp chất carbonhydrate, hydroxy-acid,
b)         phenol.
c)         Sự phân hủy Strecker:
d)         Sự phân hủy của các acid amin: đặc biệt là các sulfur acid amin, hydroxy amino acid và proline
e)         Sự phân hủy của trigonelline:
f)          Sự phân hủy của đường.
g)         Sự phân hủy của phenolic acid, đặc biệt là phân hủy một nữa quinic acid
h)         Sự phân hủy các lipid không quan trọng
i)           Sự tương tác giữa các sản phẩm trung gian do phân hủy
v         Vai trò của các hợp chất thơm tạo thành:
Ø         Các hợp chất furan được tìm thấy là nhóm chất mạnh nhất trong các chất thơm. Chúng có hương giống như hương caramel do là sản phẩm của phản ứng phân hủy đường.
Ø         Kế đến là các hợp chất chứa lưu huỳnh (pyrazine). Pyrazine tạo mùi giống như  mùi nướng (bỏng ngô, bánh mì nướng, cây óc chó walnut). Pyrazine có ngưỡng cảm nhận mùi thấp nhất trong tất cả nên nó góp phần tích cực trong hương cà phê.
Ø         Đứng thứ ba là các hợp chất pyrrole. Pyrrole tạo mùi giống mùi caramel và mùi nấm trong cà phê.
Ø         Các hợp chất thiophen thường tạo mùi giống như mùi thịt, đây là sản phẩm của phản ứng Maillard giữa các amino acid chứa lưu huỳnh và đường.
Ø         Thiazole là sản phẩm của phản ứng  phân hủy đường và chiếm thành phần ít hơn.
Bảng số liệu dưới đây nêu ra các hợp chất ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hương cà phê
(OAV – Odor Activity Value: tỉ lệ thành phần của các phân tử ở ngưỡng cảm nhận mùi)

Table 1. Các hợp chất quan trọng trong hương cà phê  
Volatile1
Conc.(mg/L)1
OAV1
Aroma Description2
(E)-ß-Damascenonel
1.95x10-1
2.60x105
honey-like, fruity
2-Furfurylthiol
1.08
1.10x105
roasty (coffee)
3-Mercapto- 3-methylbutylformate
1.30x10-1
3.70x104
catty, roasty
3-Methyl-2-buten-1-thiol
8.20x10-3
2.70x104
amine-like
8.30x10-2
1.70x104
earthy
1.73x101
1.50x104

4.20
1.10x104
phenolic, spicy
5.08x101
3.40x103
buttery
4-Vinylguaiacol
6.48x101
3.20x103
spicy
3.96x101
1.30x103
buttery
2.40x10-1
1.20x103
potato-like, sweet
3.30x10-3
8.30x102
earthy, roasty
4.80
1.90x102
vanilla
1.09x102
1.70x103
caramel-like
3.30x10-1
1.70x102
earthy, roasty
2,3-Diethyl-5-methylpyrazine
9.50x10-2
1.00x102
earthy, roasty
1.47
7.50x101
seasoning-like
1.63
3.00x101
spicy
1.60x10-1
2.00x101
seasoning-like
Table References
1) Grosch, 151.
2) Blank et al., 124.

2.      CON ĐƯỜNG TẠO VỊ [7,8,9]
Vị được cảm nhận trong cà phê bao gồm: ngọt, mặn, đắng và chua. Vị ngọt được giải thích do các sản phẩm đường đơn giản phân hủy từ các hợp chất carbohydrat. Vị mặn có thể do một lượng khoáng có sẵn trong cà phê. Tuy nhiên trong nước pha cà phê người ta lại quan tâm nhất đến vị ngọt và vị đắng.
2.1     Vị chua:
Độ chua được xem là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê, rất được ưa chuộng ở Trung Mỹ và một vài nơi ở Đông Phi. Độ chua của cà phê chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: hàm lượng khoáng trong đất trồng, độ cao trồng, phương pháp chế biến cà phê nhân (phương pháp ướt cho độ chua cao hơn phương pháp khô). Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất chính là lượng acid dễ bay hơi sinh ra khi rang cà phê. Lượng acid này phụ thuộc vào mức độ rang, kiểu thiết bị rang, mức độ xay và cả phương pháp pha (nhiệt độ, thời gian)
Biến đổi nồng độ từng acid trong từng mức độ rang cà phê:
Ø         Các acid citric, malic, lactic, pyruvic, acetic: sẽ càng giảm khi càng tăng cường mức độ rang. Ở mức độ rang trung bình (0,07 – 0,30%), mức rang nhạt (1,58%), mức rang đậm (0,71%)
Ø         Chlorogenic acid: bị giảm trong quá trình rang sinh ra nhiều acid quinic càng làm tăng độ chua.
Ø         Amino acid gần như không còn sau khi rang 5 phút ở 2200C (tham gia phản ứng Maillard).
Ø         Acid phosphoric: chưa có kết luận rõ ràng về vai trò của acid này.
Các acid được tìm thấy trong cà phê rang có thể chia làm 3 nhóm: aliphatic; chlorogenic; alicyclic carbocyclic và phenolic acid. Bảng số liệu dưới đây đưa ra các acid chính được tím thấy trong nước pha cà phê.
Table 2Bảng các acid hiện diện trong cà phê  
Acids Present in Coffee 3
Notes 3
Comments
a
pKa = 3.75, 130-159 µmole/100 mL.1 0.05-0.1% chất khô ở mức rang trung bình, cao nhất ở mức rang nhạt.
Do phân hủy carbohydrate, là một trong các acid chính
a
pKa = 4.75, 74-226 µmole/100 mL.1 0.12-0.4% chất khô, cao nhất ở mức rang nhạt.acidity.
a

Butanoic
a

Methylpropanoic
a

Pentanoic
a

a

3-Methylbutanoic
a

a

a

a

a

Decanoic
a

b
pKa = 3.08, 22 µmole/100 mL.1 0.11% chất khô, nồng độ phụ thuộc vào mức độ rang.
Pyruvic
b
0.06% chất khô, nồng độ phụ thuộc vào mức độ rang.
cis- and trans-but-e-enoic
b

cis- and trans-2-methylbut- 2-enoic
b

3-methylbut-2-enoic
b

Methylpropenoic
b

b

b

b

3-methylene butanedioic
b

b

b
pKa = 3.40 / 5.11, 58-76 µmole/100 mL.1 0.17-0.5% chất khô ở mức rang trung bình, cao nhất ở mức rang nhạt.
b

cis- and trans-butenedioic
b

cis- and trans-methylbutenedioic
b

Methylenebutanedioic
b

b
pKa = 3.14 / 4.77 / 6.39, 75-189 µmole/100 mL.1 0.37-0.5% chất khô, cao nhất ở mức rang nhạt. Là một trong những acid quan trọng.
propene- 1,2,3-tricarboxylic
b

2-furoic
c

d
pKa = 3.40, 96-291 µmole/100 mL.1
4-monocaffeoylquinic acid
d
Tạo vị se chát cho cà phê.
5-monocaffeoylquinic acid
d

3,4-dicaffeoylquinic acid
d

3,5-dicaffeoylquinic acid
d

4,5-dicaffeoylquinic acid
d

3-feruloylquinic acid
d

4-feruloylquinic acid
d

5-feruloylquinic acid
d

3,4-p-coumaroylquinic acid
d

3,5-p-coumaroylquinic acid
d

4,5-p-coumaroylquinic acid
d

Là sản phẩm phân hủy của acid chlorogenic.
e
pKa = 3.40, 123-242 µmole/100 mL.1 0.6-0.8% chất khô ở mức rang trung bình
e

e
 Có liên quan đến độ chua
Phosphoric
f
pKa = 2.12 / 7.21 / 12.67, 65-108 µmole/100 mL.1 0.54%  chất khô

Notes
a. Volatile Aliphatic Carboxylic
b. Non-Volatile Aliphatic Carboxylic
c. Heterocyclic furanoid carboxylic
d. Chlorogenic
e. Alicyclic/phenolic
e. Inorganic
2.2     Vị đắng: Vị đắng trong cà phê đôi khi không được ưa chuộng. Ở mức độ thấp, vị đắng giúp điều hòa vị chua, tăng hương vị cho nước cà phê pha. Tuy nhiên ở mức độ cao vị đắng có thể lấn áp các vị khác và trở nên không được ưa chuộng.
Theo một số nghiên cứu nguyên nhân gây vị đắng cho cà phê bao gồm:
Ø         Hàm lượng caffein và chlorogenic acid càng lớn càng đắng (Cà phê Robusta đắng hơn). Ngoài ra vị đắng còn do các hợp chất sau: trigonelline, quinic acid, furfuryl alcohol…
Ø         Do mức độ rang (rang càng đậm càng đắng)
Ø         Nhiệt độ pha càng cao càng ít đắng.
Ø         Chất lượng nước pha (độ cứng): nước càng cứng càng đắng.
Ø         Độ đắng càng giảm khi càng tăng hàm lượng các chất: sucrose, sodium chloride, citric acid
Table 3. Compounds contributing to biterness found in coffee. Table adapted from Table10.1 in McCamey, 173. Click on compound name for more details.

Compound
Concentration in Roasted Coffee (mg/L)
Taste Threshold (mg/mL)
3200-8700
10
10-35
200
0.05

300
19, 24, 40
3,000-10,000

20-100
20,26,27

10-90
1,800-8,700
96-590
1,900-3,900
107-350
0-3,200
144-400
400-1,700

900-4,000
22-70
17-40
1




Phenyl pyridine


10,000-20,000
78-155
Peptides


Proteins


Alicyclic Ketones


Aromatic Ketones



3.      Các phụ gia sử dụng trong rang tẩm cà phê [3,10]
Cà phê cũng như các sản phẩm thực phẩm khác trong quá trình chế biến đều sử dụng thêm một số loại phụ liệu, phụ gia khác. Các chất này nếu không sử dụng thì sản phẩm khó có thể thỏa mãn được thị hiếu người tiêu dùng. Trong rang tẩm cà phê, phụ gia chiếm tầm quan trọng rất lớn và được các nhà sản xuất cũng như các nhà pha chế sử dụng với nhiều mục đích khác  nhau. Theo công dụng và mục đích sử dụng chúng được chia ra làm hai nhóm chính: nhóm các chất độn và nhóm các chất phụ gia.
3.1     Nhóm các chất độn:
Chất độn hay còn gọi là chất thay thế. Các chất này được pha trộn với cà phê với mục đích chủ yếu là hạ giá thành sản phẩm, đồng thời cải thiện màu sắc, trạng thái, mùi vị của nước pha cho phù hợp với sở thích của người tiêu dùng.
Các chất độn thường hay sử dụng:
a)         Bắp hạt:
Bắp được rang đến độ cháy nhất định và được pha trộn chung với hạt cà phê rang trước khi xay. Đây là loại chất độn được dùng phổ biến nhất do giá thành rất rẻ. Bắp rang không có tác dụng nâng cao mùi vị cho cà phê nhưng có tác dụng tạo được màu đen rất đậm, tạo độ sánh, độ bọt và giúp cà phê bột không bị bít phin khi pha chế. Tùy thuộc vào loại sản phẩm, giá cả cà phê và đối tượng tiêu dùng mà tỉ lệ bắp rang trong cà phê bột có nơi có thể từ 5 – 20% có khi lên đến 50%.
b)         Đậu nành:
Đậu nành cũng được rang và phối trộn chung với cà phê rang trước khi xay. Đậu nành chứa nhiều protein và chất béo nên không những có tác dụng hỗ trợ thêm màu sắc, độ sánh, khả năng tạo bọt cho nước cà phê mà còn tạo thêm vị béo thơm hòa hợp với mùi vị cà phê, giảm đi độ đắng chát của cà phê (nhất là tỉ lệ Robusta trong sản phẩm cao).
Ngoài đậu nành thì các loại đậu như: đậu xanh, đậu phộng, đậu đen, đậu đỏ … cũng được dùng tùy theo giá cả của chúng.
Các loại đậu trên cũng được dùng ở dạng bột thật nhuyễn cho vào nước sau khi pha chế.
c)          Hạt vỏ cứng:
Bao gồm một số loại hạt như hạt ca cao, hạt điều, hạt dẻ … được rang và trộn vào cà phê sau khi xay để tạo thành mùi vị riêng. Các loại này thường ít được sử dụng do giá thành tương đối cao, khi trộn vào cà phê khó bảo quản. Loại này thường được dùng ở dạng bột cho vào nước pha hơn và chỉ sử dụng theo sở thích của mọt số người.
d)         Các loại chất độn khác:
Ngoài các loại kể trên người ta còn sử dụng các loại bột ngũ cốc. Ở các nước Châu Au (Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ …), Mỹ chất độn phổ biến là rễ rau diếp xoăn và một số loại đậu, trái vả, quả sồi, hạt chà là, bồ công anh … Rau diếp xoăn được thu hoạch dạng rễ tươi, phơi khô, cắt khúc, rang và trộn thêm với cà phê hạt rang. Rễ rau diếp xoăn có tác dụng như bắp rang của ta, không chứa chất caffein nào và trong quá trình rang không sinh ra mùi thơm gì cho cà phê nhưng khi pha trong nước sôi lại cho hàm lượng chất hòa tan khá cao (40%) tạo màu rất đậm và sánh. Gía của nó khá rẻ chỉ khoảng 1/5 giá cà phê.
Ở Liên Xô cũ người ta còn thêm cả quả nho khô (raisin), hạt cải đắng vào cà phê để tăng thêm mùi vị.
3.2     Nhóm các chất phụ gia:
Ngoài việc pha trộn các loại cà phê với  nhau theo tỉ lệ thích hợp và sử dụng các nguyên liệu phụ thì các nhà rang cà phê luôn sử dụng các chất phụ gia trong quá trình rang tẩm để giúp quá trìng chế biến cũng như chất lượng cà phê được nâng cao.
Các phụ gia sử dụng phụ thuộc nhiều yếu tố: chất lượng nguyên liệu, tỉ lệ đấu trộn các loại cà phê và các chất độn sử dụng, khẩu vị của người tiêu dùng, yêu cầu của sản phẩm, cấp sản phẩm, mục đích sử dụng cà phê (cà phê để bán cho giới bình dân, để tiêu dùng cho gia đình, để uống cà phê đen, cà phê sữa hay mục đích khác …)
Các loại phụ gia thường sử dụng như sau:
a)         Rượu:
Rượu là phụ gia không thể thiếu, được tẩm vào cà phê sau khi rang và có nhiều công dụng. Rượu cho vào có tác dụng làm nguội nhanh cà phê, khử đi một số mùi tạp chất và tạo hương vị hài hòa cho cà phê.
Các loại rượu thường dùng: rượu trắng, các loại rượu Rhum từ loại thường đến loại hảo hạng tùy thuộc loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm cà phê loại thượng hạng các nhà chế biến sử dụng loại rượu Rhum Pháp chất lượng cao để tạo hương vị đặc biệt.
b)         Muối ăn:
Muối ăn sử dụng  để tạo vị đậm đà, hài hòa cho nước cà phê và có tác dụng bao áo cà phê trong quá trình rang tẩm. Loại muối sử dụng cần sạch, không có tạp chất và mùi lạ, cho vào cà phê rang khi còn nóng. Một số người khi pha chế cũng sử dụng thêm muối để tạo khẩu vị ưa thích.
c)         Bơ, margarin, dầu mỡ:
Bơ sử dụng có rất nhiều công dụng. Bơ tạo mùi vị đặc biệt cho cà phê và tạo bề mặt cảm quan cho hạt cà phê trở nên bóng đẹp. Đồng thời lượng bơ cho vào tạo một lớp màng mỏng bao quanh hạt cà phê phủ lấp những khe hở trên bề mặt hạt (hình thành do sự giãn nở thể tích của hạt khi rang), lớp màng bao này có tác dụng bảo vệ ngăn không cho các chất thơm dễ bay hơi trong bản thân hạt cà phê thoát ra ngoài cũng như ngăn chặn sự hút ẩm và hấp thu các mùi lạ, khắc phục nhược điểm lớn này của cà phê.
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại bơ với đủ mọi chủng loại của nhiều hãng sản xuất khác nhau: từ các loại bơ thường bán theo ký như bơ Tường An đến các loại bơ thùng của Uc, Na Uy, Pháp, Đức … đến các loại bơ cao cấp như  Fretel (Pháp). Tùy theo sản phẩm mà các nhà chế biến sẽ lựa chọn các loại bơ thích hợp. Trong dân gian một số nhà rang xay nhỏ hoặc trong các họ gia đình sử dụng mỡ động vật như mỡ gà tạo hương vị đặc biệt.
d)         Chất tạo hương (Essence of Coffee/ Coffee Aroma):
Trong quá trình chế biến, rang xay cà phê rất dễ mất mùi nên các nhà rang xay luôn phải dùng thêm các chất thơm hỗ trợ. Các chất thơm này ở dạng lỏng màu nâu đen như màu cà phê, rất sánh mà thị trường gọi là tinh cà phê. Tinh cà phê được sử dụng để tăng thêm mùi cà phê cho sản phẩm, đặc biệt là khi pha chế tạo thành mùi mạnh để hấp dẫn người tiêu dùng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại của các hãng sản xuất hương của nước ngoài mà người bán gọi là: tinh cà phê Pháp, tinh cà phê Đông Đức, tinh cà phê Moka (Singapore) … Liều lượng sử dụng khoảng 0,1 – 0,5%, dùng để tẩm vào cà phê hạt sau khi rang hoặc dùng khi pha chế.
Một số cơ sở còn sử dụng hương vani (vanille) để tạo thêm mùi thơm cho cà phê. Loại này thường được trộn vào cà phê rang trước khi xay.
e)         Bột sữa béo (Milk flavor/ Milk Emulsion):
Bột sữa béo trên thị trường còn có tên là sữa đục, là loại sữa béo dùng trong sản xuất bánh kẹo. Một số nhà rang tẩm cũng sử dụng để tăng vị béo và nước pha sánh, hấp dẫn hơn. Liều lượng sử dụng khoảng 0,1 – 0,3%, được cho vào khi tẩm cà phê.
f)          Đường:
Hiện nay các nhà rang cà phê sử dụng loại đường cát hoặc dạng đường đã được caramel hóa ở dạng lỏng. Đường sử dụng nhằm điều vị và tạo màu cho cà phê, nhất là khi sản xuất loại cà phê cánh gián. Nếu sử dụng nhiều caramel sẽ tạo độ sánh cho nước cà phê. Đường hòa tan với nước caramel hoặc caramel được tưới trực tiếp vào hạt cà phê đang nóng sẽ tạo màng bao bên ngoài hạt có tác dụng bảo quản tránh mất dầu, mất hương.
g)         Cao atiso:
Có tác dụng như caramel.
h)         Một số chất tạo vị khác:
Bột ngọt, bột la hán quả … sử dụng khi tẩm hoặc pha chế, tùy theo vùng.
i)           Một số phụ gia khác:
Theo bí quyết của một số  nhà rang tẩm thì khi rang tẩm cà phê họ còn sử dụng một số phụ gia sau:
Nước mắm: phải là loại nước mắm có hàm lượng đạm cao. Hàm lượng đạm cao trong nước mắm tạo cho cà phê mộ mùi thơm dai và bền ngay cả khi nước pha nguội.
Hạt cau, rễ cau khô, hạt cam, hạt bưởi: được dùng để tạo cảm giác và tăng vị chát se luỡi. Nhưng các loại này cũng ít được sử dụng.

Trứng gà: thường dùng lòng đỏ trứng để tưới vào cà phê lúc nhiệt độ cà phê còn đang rất nóng …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét